Cây Đu Đủ - Cây Trồng Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Huyện Cam Lâm

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.
Chúng tôi có dịp đến thăm vườn đu đủ của hộ ông Trần Văn Phú ở thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, là hộ trồng đu đủ có nhiều kinh nghiệm. Qua trao đổi, ông Phú cho biết: những năm trước ông trồng mía, giá mía bấp bênh nên hiệu quả kinh tế không cao, trừ chi phí, lãi chỉ đạt 20 - 25 triệu/ha. Từ năm 2009, ông mạnh dạn trồng cây đu đủ giống Hồng Phi 768 của Đài Loan, với diện tích 1,3 ha.
Về vốn đầu tư trồng đu đủ, ông Phú cho biết: chi phí giống, phân bón, cày bừa làm đất, công chăm sóc, xăng dầu bơm tưới… khoảng 7 - 8 triệu đồng/1.000 m2. Trong thời gian thu hoạch, định kỳ 1 lần/tháng ông bón phân cho vườn đu đủ để nuôi trái, với lượng bón 15 - 20 kg phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho 1.000 m2 tùy theo chân đất tốt hay xấu.
Đu đủ là cây ăn quả nhanh cho thu hoạch, sau trồng 7 tháng sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, khoảng 4-5 ngày thu một đợt quả. Thời gian từ khi trồng đến khi cây đu đủ hết khả năng cho quả là 18 tháng. Trung bình 1 cây đu đủ cho khoảng 30 - 40 kg quả, có cây cho tới 70 kg quả. Với mật độ trồng 200 - 220 cây/1.000 m2, trung bình năng suất đạt 6.000 - 8.000 kg/1.000 m2. Sau khi thu hoạch, các tư thương đến tận vườn mua quả và đưa đi tiêu thụ tại các thị trường ngoài tỉnh. Giá bán đu đủ trung bình 3.000 - 4.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 18 - 20 triệu đồng/1.000 m2.
Hiện nay, vấn đề được nông dân quan tâm là đầu ra của sản phẩm đu đủ có ổn định hay không khi mở rộng diện tích trồng, tránh tình trạng rớt giá khi cung vượt cầu. Cây đu đủ là loại cây trồng kén đất, dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh nên các hộ nông dân cần chọn chân đất cho phù hợp, thực hiện phòng trị bệnh tốt và chọn thời vụ thích hợp để cây phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.