Thu tiền tỷ từ chè búp tươi
Những ngày này, người trồng chè ở huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bước vào vụ thu hoạch rộ.
Theo ghi nhận, so với vụ chè năm trước, năm nay năng suất và sản lượng chè búp tươi ở Bát Xát tăng trưởng khá.
Cùng với thời tiết thuận lợi, năng suất và sản lượng chè búp tươi ở Bát Xát tăng mạnh chủ yếu là do sự yên tâm của bà con khi sản phẩm làm ra cơ bản đã được bao tiêu.
Cụ thể, từ khi Nhà máy Chè Mường Hum của Công ty CP Chè Linh Dương đi vào hoạt động, phần lớn sản phẩm chè búp tươi trên địa bàn đã được nhà máy thu mua với gía ổn định, nên nhiều hộ dân đã tích cực mở rộng diện tích chè.
Tính đến nay, huyện Bát Xát đang có trên 526 ha chuyên canh chè các loại. Diện tích chè được trồng tập trung tại một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như Mường Hum, Nậm Chạc, A Mú Sung, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo,
Ông Trần Duy Sửu ở bản Coóc Ngó, xã Mường Hum vui vẻ cho biết: “Nhờ cải tạo diện tích trồng chè theo hướng sử dụng giống mới và được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Công ty CP Chè Linh Dương nên năm nay sản lượng chè nhà tôi tăng nhiều so với năm 2014. Với 2,3 ha chè đang cho thu hoạch, khả năng năm nay gia đình tôi sẽ thu về khoảng trên 200 triệu đồng”.
Toàn xã Mường Hum hiện có trên 100 ha chè các loại, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng gần 60 ha.
Từ đầu năm 2015 đến nay, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát đã đạt trên 729 tấn. Với giá thu mua tại vườn dao động trong khoảng từ 7.000 – 8.000đ/kg, ước tính nông dân Bát Xát đã thu về trên 5 tỷ đồng từ tiền bán chè búp tươi.
Có thể bạn quan tâm
Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.
Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.
Anh Trần Quốc Việt, cư ngụ tại ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) là người thành công với mô hình đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 05 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên anh đã thực hiện mô hình sản xuất tổng hợp: 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi; 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh; nuôi cá sấu, cá bống tượng, mỗi năm thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng.