Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có dấu hiệu tội phạm trong vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả tại Đồng Nai

Có dấu hiệu tội phạm trong vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả tại Đồng Nai
Ngày đăng: 29/08/2015

Ngày 27/8, BCĐ 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai về vụ phát hiện cơ sở kinh doanh và sản xuất phân bón giả lớn tại địa phương này.

Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thì vụ việc phát hiện số lượng lớn phân bón giả tại Công ty Thuận Phong do ông Khuất Mạnh Tường làm giám đốc, đóng tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai là rất rõ ràng.

Công ty Thuận Phong đã trá hình núp bóng trong đất thuê của Quân đội, để sang chiết và sản xuất phân bón giả nhãn hiệu của Hoa Kỳ. Quá trình kiểm tra và thu giữ, lực lượng chức năng đã phát hiện 26 loại phân bón vô cơ, hữu cơ các loại, là phân ure cao cấp siêu tiết kiệm đạm, phân super, phân super nitro-ure A, phân NPK cao cấp và các loại phân trung vi lượng kẽm, Bo, đồng, mangne sium sulphat, phân cao cấp Nano…

Tổng số trên 16.605 bao, 14.700 gói dạng bột và 600 lít dạng nước cùng nhiều loại phân bón dán mác sản xuất tại Mỹ. Sau khi kiểm tra tại Trung tâm Chất lượng đo lường III, kết quả cho thấy, trong 29 mẫu đã có tới 19 mẫu không đạt chất lượng. Điều này là đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 2 hành vi kinh doanh trái phép và sản xuất phân bón giả.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, vụ việc có nhiều dấu hiệu của tội phạm. Vì thế sẽ chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cử các điều tra viên có kinh nghiệm tiếp tục điều tra và đưa ra kết luận trong vòng 1 tuần.

Trước đó, vào ngày 24/4, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã kiểm tra và bắt quả tang Công ty Thuận Phong đang thực hiện hành vi sang chiết, đóng chai phân bón dạng nước mang nhãn hiệu VITOL giả của Mỹ. Gần 3.300 chai phân bón VITOL giả bị phát hiện tại hiện trường cùng hàng trăm kg nhãn mác giả. Số nhãn hàng hóa giả này do chính Công ty Thuận Phong thuê in ấn.


Có thể bạn quan tâm

Toàn Tỉnh Có 19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Bình Định Toàn Tỉnh Có 19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Bình Định

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, hiện các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 1.560 ha mặt nước, chiếm 71% diện tích hiện có, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, đầu tư chăm sóc chưa đúng mức nên nhiều vùng nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm.

08/05/2013
Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013 Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

18/07/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Tiếp Tục Được Khống Chế Dịch Cúm Gia Cầm Tiếp Tục Được Khống Chế

Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.

09/05/2013
Cam Không Rõ Nguồn Gốc “Đội Lốt” Cam Vinh, Hòa Bình Cam Không Rõ Nguồn Gốc “Đội Lốt” Cam Vinh, Hòa Bình

Thời gian gần đây, các chợ và điểm bán lẻ hoa quả ở TP Hà Tĩnh bày bán loại cam không rõ nguồn gốc với giá rẻ. Theo các chủ hàng thì cam họ bán là cam Vinh (cũng có người nói là cam Hòa Bình). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất có thể loại cam này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

09/05/2013
Tìm Đầu Ra Cho Sò Huyết Tìm Đầu Ra Cho Sò Huyết

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.

18/07/2013