Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cầu nối cho nông dân

Cầu nối cho nông dân
Ngày đăng: 17/06/2015

Lý do là gia đình bà được Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp để mua phân bón trả chậm, với hình thức thanh toán đầu vụ lấy phân, cuối vụ trả tiền; không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào, mà chỉ thanh toán số tiền bằng giá khi nhận hàng.

Ông Hoàng Văn Đông, đội 16, xã Thanh Chăn cũng chia sẻ: Mỗi vụ gia đình tôi gieo cấy 2.000m2 lúa, chưa kể 3.000m2 rau màu các loại, nên cần lượng phân bón tương đối lớn. Được mua phân bón trả chậm giúp gia đình tôi chủ động trong mùa vụ, tôi thấy đây là chương trình vô cùng thiết thực đối với nông dân. Mong rằng Hội nông dân có thêm nhiều chương trình hỗ trợ tương tự để người dân yên tâm trong sản xuất nông nghiệp.

Với vai trò là “cầu nối”, trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phân bón: Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty phân bón Lào Cai... giúp nông dân mua phân bón chả trậm.

Từ đó, người dân không còn lo lắng mua phải phân bón và các loại vật tư nông nghiệp chất lượng kém, giá thành không phù hợp. Từ đầu năm 2014 đến nay, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã phối hợp với các đơn vị cung ứng 400 tấn đạm, 100 tấn lân, 100 tấn kali và gần 1.000 tấn NPK các loại cho nông dân trên địa bàn.

Cùng với đó, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tập huấn quy trình sử dụng phân bón đồng bộ khép kín; xây dựng các mô hình trình diễn sử dụng phân bón. Hội Nông dân huyện cũng phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, tổ chức hàng chục buổi hội thảo đầu bờ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan và học tập.

Không chỉ phối hợp với các đơn vị cung ứng phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng hình thức trả chậm, Hội Nông dân huyện Điện Biên còn phát huy tốt vai trò là cầu nối với Ngân hàng Chính sách xã hội để nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đến hết tháng 5/2015, Hội đã nhận ủy thác với tổng dư nợ trên 141 tỷ đồng cho trên 4.000 lượt hộ vay vốn. Ngoài ra, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện đã tiếp nhận quỹ hỗ trợ nông dân 2 tỷ đồng, giải quyết cho 60 hộ vay vốn sản xuất.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện Điện Biên còn thành lập các câu lạc bộ nông dân nhằm thu hút, tập hợp nông dân để thông qua diễn đàn này những hộ sản xuất kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất. Đồng thời tổ chức các chương trình “Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn ở một số xã đặc biệt khó khăn” theo hình thức “cầm tay chỉ việc” bằng các mô hình thực địa; kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến nông sản... giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

05/11/2014
Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy' Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy'

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

05/11/2014
Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

05/11/2014
Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

05/11/2014
Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

05/11/2014