Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015

Xã Xuân Thành (Nghi Xuân) xây dựng đường giao thông nông thôn
26 xã cấp ứng kinh phí đợt này gồm: Cẩm Yên, Cẩm Lạc, Cẩm Nam, Cẩm Quang (Cẩm Xuyên); Đức Lạng, Đức Thuỷ, Thái Yên, Trung Lễ (Đức Thọ); Phù Việt, Tượng Sơn, Thạch Văn (Thạch Hà);
Phúc Trạch, Phú Phong (Hương Khê); Kỳ Đồng, Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh); Sơn Bằng, Sơn Phú (Hương Sơn); Quang Lộc, Tiến Lộc, Thường Nga (Can Lộc); Xuân Phổ, Xuân Thành (Nghi Xuân); Đức Lĩnh, Ân Phú (Vũ Quang); Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh); Ích Hậu (Lộc Hà).
Mỗi xã được cấp từ 3 - 5 tỷ đồng, theo cơ cấu sử dụng: 1 tỷ đồng chi sự nghiệp (xây dựng mô hình phát triển sản xuất và phát triển kinh tế vườn 600 triệu đồng, sự nghiệp khác 400 triệu đồng), số còn lại chi cho đầu tư phát triển để hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2015.
Các địa phương được cấp ứng trước kế hoạch vốn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh, các sở, ngành:
Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương sử dụng, quản lý nguồn vốn theo đúng các quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân đã mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới từ việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học trong việc chăn nuôi, sản xuất của mình. Nhờ những ứng dụng này, không chỉ hiệu quả sản xuất tăng cao mà còn mở ra những hướng mới cho người nông dân trong công việc.

Hiện nay, nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thu hoạch su hào, bắp cải vụ Đông. Vụ này, do thời tiết mưa nhiều, một số cây rau màu khác kém phát triển, nên giá bán su hào và bắp cải cao hơn mọi năm từ 2.000 - 4.000 đồng/bắp (củ).

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.