Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức ăn ngoại chi phối thị trường - Bài 1

Thức ăn ngoại chi phối thị trường - Bài 1
Ngày đăng: 25/11/2015

Tuy nhiên, theo lộ trình ngành chăn nuôi trong nước vẫn còn khoảng 10 năm chuẩn bị trước khi thực sự bước vào hội nhập.

Dù vậy, nếu không rốt ráo chỉ rõ những mặt yếu kém để kịp thời điều chỉnh, thay đổi thì chăn nuôi trong nước sẽ dễ thua cuộc khi bước vào sân chơi quốc tế, vì 10 năm không dài với ngổn ngang những khó khăn.

Thời gian qua, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam liên tục tăng.

Nắm lấy cơ hội này, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Đồng Nai hiện được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi - nơi tập trung các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhiều nhất nước.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong gần 11 tháng của năm 2015, Đồng Nai nhập khẩu khoảng gần 1,1 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tăng 135 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, các doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất.

Khối lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phần lớn thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

* Lệ thuộc nhập khẩu Dù là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hơn 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nguyên liệu nhập nhiều nhất là bắp, đậu nành, bột cá.

Theo Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cả nước mất hơn 5 tỷ USD để nhập khẩu bắp, đậu nành, thức ăn chăn nuôi.

Riêng Đồng Nai, trong gần 11 tháng đầu năm 2015 đã nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn bắp, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các tập đoàn lớn về lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới đều đã đến Đồng Nai đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, như: Công ty cổ phần C.P Việt Nam, Công ty TNHH Cargill Việt Nam ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (TP.

Biên Hòa), Công ty TNHH Deheus Đồng Nai, Công ty TNHH CJ Vina Agri ở Khu công nghiệp Dầu Giây (huyện Thống Nhất), Công ty TNHH Woosung Vina (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom)...

Không chỉ chiếm thị phần lớn tại Đồng Nai, một số doanh nghiệp còn chi phối thị trường thức ăn chăn nuôi của cả nước.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Thái Lan) đang dẫn đầu tại Việt Nam về cung cấp thức ăn chăn nuôi với gần 20% sản lượng đưa ra thị trường, tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam (Hoa Kỳ) chiếm trên 8%.

Đại diện của Công ty cổ phần C.P Việt Nam, cho biết nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phần lớn phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ.

“Mỗi năm công ty sản xuất gần 300 ngàn tấn thức ăn chăn nuôi cung cấp cho thị trường phía Nam nên cần nguồn nguyên liệu trong nước giảm giá thành.

Nhưng vì nguyên liệu trong nước thiếu phải nhập khẩu” - ông Kim Sung Kang, Giám đốc Công ty TNHH CJ Vina Agri nói.

Thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% giá thành trong chăn nuôi nên nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu đã góp phần đẩy giá thành chăn nuôi của Việt Nam lên cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Theo Sở Công thương, giá thành của thịt heo, gà trắng của Việt Nam đang cao hơn các nước trong khối ASEAN khoảng 4 ngàn đồng/kg và khó lòng cạnh tranh khi thuế giảm, thịt nhập khẩu tràn vào.

Do đó, quá trình tham gia vào hội nhập sâu, ngành chăn nuôi sẽ chịu tổn thương lớn nhất.

* Cần kiểm soát giá thức ăn Thời gian qua, giá nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới liên tục giảm sâu, nhưng giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam gần như giữ nguyên, nếu có giảm, tỷ lệ rất thấp chỉ 1 - 3%.

Theo nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi nằm trong tay các doanh nghiệp sản xuất, khi nguyên liệu vừa tăng giá họ điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi tăng ngay lập tục, còn khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm sâu thì họ chậm điều chỉnh giảm nhưng lượng giảm không đáng kể, chỉ 100-200 đồng/kg.

Đơn cử như trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập khẩu 5,72 triệu tấn bắp với kim ngạch 1,26 tỷ USD, tăng gần 56% về khối lượng, nhưng chỉ tăng gần 33% về giá trị; đậu nành nhập 1,29 triệu tấn trị giá 592 triệu USD, tăng hơn 1% về sản lượng nhưng giá giảm 21%.

Điều này chứng tỏ giá bắp, đậu nành là những nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi đã giảm sâu, song giá thức ăn chăn nuôi chỉ giảm 1 - 3%.

Một số doanh nghiệp chăn nuôi Việt đã chủ động “cứu mình” bằng cách xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập nguyên liệu sản xuất để không lệ thuộc.

Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom), cho hay: “Công ty mới khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 200 ngàn tấn/năm để cung cấp cho hệ thống các trang trại gia công cho công ty.

Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh khi Việt Nam bước vào hội nhập sâu”.

Một số trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh cũng chọn giải pháp hạ giá thành bằng cách mua nguyên liệu tự phối trộn, giảm 2 - 2,5 ngàn đồng/kg thức ăn chăn nuôi.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, nhận định: “Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam rất cao và chưa được quản lý chặt khiến người chăn nuôi bị ảnh hưởng rất lớn.

Cộng đồng kinh tế ASEAN sắp chính thức và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã đàm phán xong, nếu ngành chăn nuôi trong nước không có giải pháp hạ giá thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thức ăn chăn nuôi quyết định lớn đến giá thành chăn nuôi, theo tôi nên ban hành giá trần để quản lý”.

Cũng theo ông Quang, nhiều nước trong khu vực ASEAN đã ban hành giá trần cho thức ăn chăn nuôi để khống chế giá, không cho lợi nhuận tập trung vào một vài khâu trong chuỗi.

Theo thống kê, Đồng Nai hiện có trên 30 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất gần 3 triệu tấn/tháng.

Các nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Đồng Nai số đông là của doanh nghiệp FDI.

Hiện các doanh nghiệp FDI chiếm trên 80% công suất thức ăn chăn nuôi đóng bao đưa ra thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Hùng Thoát Nghèo Bền Vững Anh Nguyễn Văn Hùng Thoát Nghèo Bền Vững

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

29/07/2013
Nỗ Lực Thoát Nghèo Nỗ Lực Thoát Nghèo

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

29/07/2013
Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía Anh Thành Ứng Dụng Hiệu Quả Máy Làm Cỏ Mía

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.

29/07/2013
Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

30/07/2013