Xây dựng 5 xã an toàn dịch bệnh
Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch 759/KH-CCTY về xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trâu, bò, heo và dịch tả heo đối với các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Bao gồm xã An Sơn, TX.Thuận An; xã Tân Long, huyện Phú Giáo; xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng; xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên; xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh, kế hoạch xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trâu, bò, heo và dịch tả heo đối với 5 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là một nội dung mới thực hiện lần đầu.
Đây là nội dung quan trọng trong dự án an toàn dịch bệnh trên động vật của tỉnh Bình Dương với mục tiêu từng bước giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất trong sản xuất, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong xu thế hội nhập thế giới nhất là khi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết và sắp có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua ở Đồng Nai, giá heo hơi liên tục tăng và hiện đang đứng ở mức 53-55 ngàn đồng/kg, mức cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Gà lông màu cũng tăng giá mạnh, ở mức người chăn nuôi có lãi: từ 40-44 ngàn đồng/kg. Do đó, người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đang mạnh dạn tái đàn, tăng đàn.
Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.
Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...
Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.
Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.