Chăn nuôi đón mùa Tết
Điều đáng mừng với người chăn nuôi là giá lợn hơi, gia cầm ổn định và có xu hướng tăng nhẹ.
Hồ hởi tái đàn
Theo khảo sát các hộ chăn nuôi ở một số địa phương trong tỉnh Yên Bái, giá lợn hơi đang dao động từ 44.000 - 49.000 đồng/kg; trong đó, giá lợn siêu nạc từ 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Với giá bán hiện tại, theo tính toán của các hộ chăn nuôi, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi lãi trên 700.000 đồng/con.
Hộ gia đình nào tự chủ được con giống, tận dụng phế phẩm nông nghiệp có thể lãi trên 1.000.000 đồng/con.
Giá gia cầm cũng ổn định.
Giá “gà ta” thả đồi 100.000 đồng/kg; gà ta nuôi theo hình thức bán công nghiệp có giá 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo các hộ chăn nuôi, do giá lợn hơi tăng ổn định nên giá con giống cũng tăng nhẹ.
Hiện, giá lợn giống khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, giá gà giống 19.000 - 20.000 đồng/con.
Bên cạnh giá tăng ổn định, một điều khiến người chăn nuôi yên tâm tái đàn là dịch bệnh được kiểm soát.
Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi ở các địa phương cũng đang ráo riết tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm tăng cao dịp cuối năm.
Nhiều hộ tận dụng hết diện tích, công suất chuồng trại.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc ở tổ 7, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái thường xuyên nuôi 60 con lợn thịt và 5 lợn nái để tự cung cấp nguồn giống.
Mỗi năm, gia đình chị xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa trên 3 tấn lợn hơi.
Chị Ngọc phấn khởi cho biết: “Hiện, gia đình tôi có hơn 60 con lợn thịt.
Với giá như hiện nay, sau gần 3,5 tháng chăm sóc, mỗi con lợn thịt lãi 1 triệu đồng.
Kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm cho thấy, từ giờ đến cuối năm, giá lợn sẽ tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn.
Thời điểm này, gia đình tập trung phát triển đàn lợn, chuẩn bị bán tết”.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hạnh - một chủ trang trại chăn nuôi gần đó hồ hởi cho biết: “Năm nay, giá lợn hơi ổn định nên người chăn nuôi có lãi.
Hiện, giá lợn hơi trung bình 47.000 đồng/kg, lợn “đẹp” giá 49.000 đồng/kg.
Với mức giá này, người chăn nuôi đã có lãi.
Hiện nay, gia đình đang vỗ béo để tập trung xuất chuồng vào dịp tết Nguyên đán”.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tổng đàn gia súc chính đạt 643.519 con; trong đó, lợn 519.344 con, trâu 102.548 con, bò 21.627 con và trên 3,9 triệu con gia cầm.
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 35.293 tấn (tăng 18,3% so với cùng kỳ).
Theo đánh giá của ngành chăn nuôi, hiện nay, sản xuất chăn nuôi của tỉnh có nhiều thuận lợi do thời tiết không có diễn biến bất thường; công tác tiêm phòng gia súc định kỳ, phun tiêu độc khử trùng được triển khai kịp thời nên không xảy ra dịch bệnh lớn.
Đặc biệt, xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở các huyện, thị vùng thấp.
Chính vì lẽ đó, số lượng đàn lợn trong dân vẫn có xu hướng tăng.
Người tiêu dùng không lo thiếu hàng dịp tết Nguyên đán sắp tới.
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh Theo Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm tới nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt song thời tiết chuyển mùa sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh như: cúm gia cầm, “heo tai xanh”, lở mồm long móng có thể tái phát, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Đặc biệt, cuối năm, việc vận chuyển mua bán và tiêu thụ gia cầm tăng cao, gia súc, gia cầm nhập lậu có diễn biến tăng cũng là nguyên nhân dễ làm bùng phát dịch.
Để người chăn nuôi yên tâm tái đàn, đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm, các giải pháp cần thực hiện một cách đồng bộ.
Bà Lê Thị Phúc - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Để chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi nhập đàn có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, nuôi cách ly 2 - 3 tuần; tiêm phòng bổ sung và định kỳ các loại vắc-xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng; vệ sinh chuồng trại định kỳ, cho ăn đầy đủ, nguồn thức ăn sạch”.
Chi cục triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc-xin trên đàn trâu, bò; phun tiêu độc khử trùng phòng, chống cúm gia cầm đợt 2.
Ngoài ra, tiêm bổ sung vắc-xin định kỳ trên đàn vật nuôi; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi; phát hiện kịp thời các trường hợp dịch bệnh để xử lý ngay, tránh lây lan ra diện rộng”.
Ngoài ra, để tránh thiệt hại cho người chăn nuôi, các địa phương cần phối hợp với các trạm thú y, hệ thống khuyến nông hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm; gia cố, sửa chữa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc; q
Quản lý chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch lưu thông, ra vào địa bàn; rà soát, tiêm phòng bổ sung những gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng các bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Trên vùng cát hoang trước đây ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương.
Nhiều năm qua, ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) không xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc. Để có địa bàn “sạch bệnh” các ngành, các cấp, người dân ở đây đã triển khai có hiệu quả nhiều biện pháp phòng bệnh.
Thời gian qua, nhiều nông dân thu hoạch mủ cao su theo kiểu tận thu, dẫn đến vắt kiệt sức cây cao su. Bên cạnh đó, việc chăm sóc vườn cao su chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện dự án liên tục đến năm 2017.
Đối với người làm kinh tế, doanh nhân và nhà quản lý, đôi khi những yếu tố, vấn đề rất xa nhau, tưởng chừng không có liên hệ gì với nhau, nhưng thực ra lại có mối liên hệ rất mật thiết, cái này chi phối quyết định cái kia và ngược lại.