Triển vọng từ nuôi chim trĩ

Anh Trương Hoàng Vũ, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, là người tiên phong nuôi chim trĩ ở thành phố. Nắm bắt được nhu cầu thị trường Cà Mau khan hiếm mặt hàng chim trĩ, anh mạnh dạn đầu tư vào mô hình này.
Ðược biết, trước đây chim trĩ là loài động vật được xếp trong Sách Ðỏ Việt Nam, nhưng từ năm 2013 trở về đây, Nhà nước đã cho phép nuôi, mua bán động vật hoang dã này, từ đó nghề nuôi chim trĩ được chú trọng.
Anh Trương Hoàng Vũ cho biết: “Lúc đi làm trong công ty, thời gian rảnh thì mình lên mạng coi những mô hình nuôi đạt hiệu quả.
Trong dịp đi công tác TP Hồ Chí Minh, mình ra Củ Chi, mua được 3 con chim trĩ mái với 1 con trống.
Lúc đầu nuôi, chim đẻ hoài nhưng không ấp, sau mình biết mình để cho gà ấp. Một tuần chim đẻ cũng mười mấy con.
Người dân biết đến hỏi mua. Thấy cung không đủ cầu nên bây giờ mình mở rộng quy mô”.
Từ 4 con chim trĩ bố mẹ, đến nay đã tăng lên 29 con, trong 3 năm qua, anh Vũ cung cấp ra thị trường trên 2.000 con chim giống.
Hiện nay, mỗi tháng anh cho ra lò ấp trung bình 50 con, hiện tại giá bán 60.000 đồng/con, anh thu về 3 triệu đồng.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, anh còn bán được trên 100 kg chim thịt, giá 280.000 đồng/kg cũng đem thêm về cho anh gần 30 triệu đồng.
Anh Trương Hoàng Vũ chia sẻ: “Trong quá trình nuôi chim trĩ, khó nhất là giai đoạn mới nở, chim yếu hơn gà dữ lắm nên thức ăn phải kỹ.
Mình làm máng ăn cho sát, xay thức ăn cho nó mịn, nhiệt độ úm mới đạt hiệu quả”.
Hiện nay, anh Trương Hoàng Vũ đã đầu tư trên 150 triệu đồng để xây dựng chuồng nuôi. 12 chuồng nuôi được xây mới với tổng diện tích trên 250m2 đã cơ bản hoàn thành. Theo kế hoạch, anh mở rộng quy mô nuôi chim trĩ bán giống, bán chim thịt, chim trĩ làm cảnh.
Anh Vũ cho biết: “Sắp tới tôi sẽ nhân rộng mô hình nuôi chim hoang dã nhiều hơn, kết hợp trồng cây để làm khu du lịch miệt vườn theo sự chỉ đạo của xã. Cố gắng làm cũng thấy hiệu quả lắm”.
Tham quan mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ, ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết:
“Nhìn chung, mô hình nuôi chim trĩ của anh Vũ đạt hiệu quả rất cao, sắp tới, hội sẽ triển khai trong chi hội, tổ hội vận động bà con nông dân trên địa bàn xã Tân Thành nhân rộng mô hình nuôi chim trĩ, góp phần giúp bà con phát triển kinh tế gia đình”.
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Trương Hoàng Vũ đem lại hiệu quả cao.
Ðây là mô hình mới, đầy triển vọng, bà con nông dân có thể tham quan học hỏi và lựa chọn đối tượng vật nuôi này để đem lại thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) hiện có gần 10.000ha khoai, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một doanh nghiệp nào ở địa phương đứng ra thu mua và xuất khẩu khoai lang. Do vậy, các lái Trung Quốc quyết định toàn bộ về giá cả, mua nhiều, mua ít...

Để khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển diện tích trồng chè mới, cân đối nguồn ngân sách địa phương huyện Tủa Chùa đã hỗ trợ thu mua chè cho người dân với giá 3.000 đồng/kg, khiến sản lượng thu hái tăng cao. Hiện nay, Công ty thu mua chè tươi cho người dân với giá trung bình từ 12.000 - 13.000 đồng/kg (tùy từng loại).

Sở Nông nghiệp & PTNT vừa ban hành Văn bản 1915/SNN-TT về thực hiện một số giải pháp đảm bảo cho sản xuất vụ đông-xuân 2014 – 2015. Theo đó, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; chi cục, QLCL Nông lâm và thủy sản, Bảo vệ thực vật thực hiện một số giải pháp.

Ngày 9-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đác Nông cho biết: Từ năm 2013 đến tháng 4-2014, do giá quả canh dây trên thị trường liên tục tăng và có thời điểm đạt mức 25 nghìn đồng/kg quả tươi nên đã kích thích người nông dân trong tỉnh chuyển đổi cây trồng, ồ ạt mở rộng diện tích trồng chanh dây.

Theo Hiệp hội thủy sản huyện Châu Thành, mức giá cá tra thương phẩm cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản đang ổn định ở mức 24.500 đồng/kg, do thị trường cuối năm xuất khẩu mạnh nên giá cá tra có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên cũng không cao hơn so với mặt bằng giá chung do các nhà máy chế biến thu mua.