Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Mẫu Lớn – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của 4 Nhà

Cánh Đồng Mẫu Lớn – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của 4 Nhà
Ngày đăng: 27/11/2014

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng. 

Huyện Tiểu Cần là một trong những địa phương có diện tích đất trồng lúa nhiều của tỉnh, với diện tích hơn 12.300ha. Trên cơ sở từ mô hình liên kết “4 nhà” ở ấp Cầu Tre xã Phú Cần với 110ha được thực hiện từ năm 2007, vụ hè - thu năm 2011 mô hình được mở rộng và nâng lên thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML), diện tích 300,26 ha của ấp Cầu Tre và một phần ở ấp Đại Trường cũng thuộc xã Phú Cần, có 356 hộ nông dân tham gia. Mục đích của việc xây dựng mô hình nhằm phát triển vùng lúa chất lượng cao giai đoạn (2010 – 2015) và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 989 ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh Trà Vinh.

Từ mô hình điểm ở xã Phú Cần, đến nay huyện Tiểu Cần đã duy trì và mở rộng ra ở 09/11 xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích 1.956,37ha, có 1.963 hộ tham gia. Như vậy đến nay cả diện tích và số hộ tham gia CĐML trên địa bàn huyện đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên qua các buổi triển khai thực hiện mô hình ở vụ lúa thu đông này, vấn đề được đề cập trước tiên là “niềm tin” trong mối liên kết giữa các nhà, nhất là ở khâu tiêu thụ sản phẩm.

Tại buổi lễ tổng kết CĐML vụ lúa hè thu và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông 2014 ở xã Hiếu Tử, ông Kim Xê – Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV)  tỉnh Trà Vinh cho rằng: “Chúng tôi xây dựng toàn vẹn liên kết đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV theo một quy trình thống nhất; thế nhưng khi thực hiện chỉ được khâu giống thôi, còn về phân bón, thuốc trừ sâu bà con chưa đặt niềm tin trong kế hoạch này. Bà con còn nghi ngờ, trong khi đây là một chương chương trình có sự đầu tư rất lớn.

Chúng tôi cũng đã phân tích, giải thích cho bà con, có khi cam kết luôn: nếu sản phẩm nào đưa ra không phù hợp chúng tôi sẽ bồi thường năng suất cho bà con. Nhưng mà bà con quen rồi, cho là còn mới quá… Thứ hai, ở đây chúng ta thấy niềm tin giữa kiên kết đầu ra còn có những cái gì đó chưa xong,ở đây xin nhắc lại với bà con liên kết này không phải là ép bà con bán giá chết cho Công ty Lương thực Trà Vinh đâu, mà Công ty có khảo sát kỷ thị trường, định giá trước khi mua, theo cơ chế mua bán thuận lợi cho bà con. Công ty đã quyết tâm định hướng mua, nhưng rất tiếc chúng ta chưa thực hiện được”.

Cũng liên quan đến vấn đề đầu ra của sản phẩm, ở vụ Thu đông này, trong tổng số 09 mô hình CĐML trên địa bàn các xã, thị trấn thì chỉ có mô hình ở xã Hiếu Tử là tiếp tục được Công ty Lương thực Trà Vinh ký kết tiêu thụ, còn các mô hình khác thì vẫn chưa thực hiện, từ đó đã gây tâm lý lo ngại cho một số hộ vừa mới tham gia mô hình.

Một số nông dân ở xã Tân Hùng- một trong những địa phương mới thực hiện mô hình CĐML ở vụ Thu đông 2014 này có cùng suy nghĩ: “Nông dân chúng tôi cũng rất muốn tham gia mô hình CĐML, nhưng lại không có đơn vị nào ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra, điều này khiến chúng tôi rất lo ngại”.

Cùng tâm trạng đó, anh Đặng Văn Hòa, nông dân trong mô hình CĐML xã Ngãi Hùng bộc bạch: “Yêu cầu của chúng tôi là các Công ty thuốc BVTV và các cấp chính quyền phải hỗ trợ hoặc đề xuất với cấp trên, tới lúa chúng tôi thu hoạch có công ty xuống trực tiếp mua luôn, như vậy khỏi qua trung gian bên ngoài”.

Để giải quyết vấn đề trên, hiện nay Trà Vinh đang tập trung chỉ đạo mời gọi các công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết ở lĩnh vực này. Ông Phan Văn Hiệp – Giám đốc Xí nghiệp chế biến Lương thực Cầu Kè, thuộc Công ty Lương thực Trà Vinh cho biết: “Chiến lược của Công ty trong thời gian tới là sẽ tiếp tục gắn kết với bà con nông dân trong mô hình CĐML, nhằm mở rộng diện tích lúa được bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Trên cơ sở là Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình sản xuất lúa theo chuỗi liên kết ngang từ khâu cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV chứ không phải như bây giờ là chúng ta chỉ đầu tư về giống không. Sắp tới ngay từ đầu vụ Đông xuân 2014 – 2015, Công ty sẽ phối hợp với Công ty BVTV An Giang xây dựng đề án đầu tư. Cụ thể, Công ty sẽ đầu tư toàn bộ chi phí đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong mô hình để bà con an tâm sản xuất.

Dự kiến công ty sẽ mở rộng diện tích trên 1.500ha tại các huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam. Ngoài ra trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, Công ty cũng đã xây dựng đề án sản xuất lúa CĐML từ nay đến năm 2020, sẽ mở rộng diện tích bao tiêu sản phẩm đối với hơn 30% diện tích sản xuất lúa CĐML trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.

Với những hình thức đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trong mô hình CĐML, nông dân Trà Vinh nói chung, nông dân huyện Tiểu Cần nói riêng sẽ ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn vào mô hình này, vào mối liên kết chặt chẽ của “4 nhà”. Có như vậy mô hình CĐML sẽ ngày càng thêm lớn, trở thành “Cánh đồng lớn” và phát triển bền vững, góp phần tích cực cho việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người nông dân.

Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2285/“canh-dong-mau-lon”-–-can-su-lien-ket-chat-che-cua-“4-nha”/51.thtv


Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc Cung Cấp Hơn Một Nửa Số Phân Bón Nhập Khẩu Vào Việt Nam Trung Quốc Cung Cấp Hơn Một Nửa Số Phân Bón Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

30/11/2014
Hiệu Quả Từ Việc Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Vĩnh Linh Hiệu Quả Từ Việc Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Vĩnh Linh

Để có được sự đổi thay đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ ràng, lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.

30/11/2014
Sản Xuất Cá Tra Khó Khăn Hơn Vì Giá Tiếp Tục Giảm Sản Xuất Cá Tra Khó Khăn Hơn Vì Giá Tiếp Tục Giảm

Đó là nhận định của đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra vào ngày 30-6, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.

02/07/2014
Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nấm Linh Chi Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nấm Linh Chi

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng nấm linh chi, anh Hoàng Xuân Hòa ở ấp Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã mạnh dạn áp dụng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên trại nấm gia đình anh cho năng suất cao, chất lượng tốt.

02/07/2014
Hướng Hoá Đa Dạng Hóa Cây Trồng Để Giảm Nghèo Bền Vững Hướng Hoá Đa Dạng Hóa Cây Trồng Để Giảm Nghèo Bền Vững

Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.

30/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.