Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Hướng Chăn Nuôi Bền Vững

Mở Hướng Chăn Nuôi Bền Vững
Ngày đăng: 17/02/2014

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Việc triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học tại Yên Sơn đã mở ra cơ hội mới cho ND phát triển chăn nuôi bền vững.

Tuân thủ kỹ thuật, lãi cao

Theo ông Kiên, tháng 9.2013 dự án triển khai tại xã Hoàng Khai và Phú Lâm, với quy mô 9 hộ tham gia, nuôi 4.000 con gà thịt giống Lương Phượng lai. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống và 50% vật tư, bao gồm thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh cho gà.

Quy mô nuôi gia trại từ 400 con trở lên, phương thức nuôi gà thả vườn. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho gà. Tham gia mô hình, các hộ phải cam kết tuân thủ đúng quy trình chăm sóc gà, như: Bảo đảm yêu cầu về thức ăn, nước uống, nhiệt độ; bảo đảm công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh...

Gia đình ông Phạm Văn Dũng, thôn Ngòi Khế, xã Phú Lâm là 1 trong 9 hộ tham gia mô hình, tâm sự: “Trước đây, gia đình nuôi gà theo kiểu sáng thả ra tối đuổi về, bệnh dịch bỏ mặc. Từ khi tham gia mô hình, nhờ tuân thủ kỹ thuật đã được tập huấn nên đàn gà của gia đình tôi tỷ lệ sống đạt 98%”.

Sẽ tiếp tục nuôi gà sinh học

Theo ông Dũng, gà Lương Phượng lai có sức đề kháng cao, tiêu tốn ít thức ăn, thịt ngon nên người tiêu dùng rất thích. Nuôi khoảng 4 tháng trọng lượng gà đạt từ 2,5-3kg/con, trừ tất cả chi phí lãi 30%.

"Với 400 con gà dự án cấp, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi gần 20 triệu đồng. Sau khi kết thúc dự án, gia đình tôi vẫn sẽ tiếp tục nuôi gà theo hướng an toàn sinh học”.Ông Phạm Văn Dũng

Ông Nguyễn Trọng Oánh (xóm Cây Tráng, xã Phú Lâm), cũng được chọn tham gia dự án cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi gà đã được 10 năm, nay được chọn tham gia thí điểm mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và được cấp 400 con gà giống Lương Phượng. Trước kia gà của nhà tôi hay bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt luôn từ 15-20%.

Từ khi tham gia mô hình, tôi đã biết úm gà con, biết chăm sóc theo từng giai đoạn để gà lớn nhanh; biết phun thuốc sát trùng, tiêm vaccin phòng các bệnh gà hay mắc. Nhờ đó, tỷ lệ đàn gà sống đạt 95%, nuôi 3 tháng trọng lượng đạt 1,7 - 2,5kg/con. Với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, tôi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.

Ông Kiên khẳng định, tuy là thí điểm, song mô hình nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học được ND ủng hộ, bởi vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm vệ sinh môi trường. Từ các hộ tham gia mô hình, Hội sẽ nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã, ở huyện và các huyện khác.


Có thể bạn quan tâm

Thu 8 tỷ tiền lãi từ... khoai lang Thu 8 tỷ tiền lãi từ... khoai lang

Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Cường, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) giờ trở thành ông chủ trang trại trồng khoai lang rộng 60ha, thu lãi hơn 8 tỷ đồng mỗi năm.

10/08/2015
Phất lên nhờ đưa thỏ đi Nhật Phất lên nhờ đưa thỏ đi Nhật

Ông đã từng nuôi lợn, gà, cá… rất giỏi, nhưng ông chỉ nổi tiếng khi “làm bạn” với con thỏ và đặc biệt sản phẩm của ông được xuất khẩu đi Nhật Bản. Và con thỏ đa giúp ông thực sự phất lên trong cái nghiệp làm trang trại của mình.

10/08/2015
Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học Nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học

Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.

11/08/2015
Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công

Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.

11/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Ninh Thuận quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

11/08/2015