Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Mẫu Lớn – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của 4 Nhà

Cánh Đồng Mẫu Lớn – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của 4 Nhà
Publish date: Thursday. November 27th, 2014

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng. 

Huyện Tiểu Cần là một trong những địa phương có diện tích đất trồng lúa nhiều của tỉnh, với diện tích hơn 12.300ha. Trên cơ sở từ mô hình liên kết “4 nhà” ở ấp Cầu Tre xã Phú Cần với 110ha được thực hiện từ năm 2007, vụ hè - thu năm 2011 mô hình được mở rộng và nâng lên thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML), diện tích 300,26 ha của ấp Cầu Tre và một phần ở ấp Đại Trường cũng thuộc xã Phú Cần, có 356 hộ nông dân tham gia. Mục đích của việc xây dựng mô hình nhằm phát triển vùng lúa chất lượng cao giai đoạn (2010 – 2015) và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 989 ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh Trà Vinh.

Từ mô hình điểm ở xã Phú Cần, đến nay huyện Tiểu Cần đã duy trì và mở rộng ra ở 09/11 xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích 1.956,37ha, có 1.963 hộ tham gia. Như vậy đến nay cả diện tích và số hộ tham gia CĐML trên địa bàn huyện đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên qua các buổi triển khai thực hiện mô hình ở vụ lúa thu đông này, vấn đề được đề cập trước tiên là “niềm tin” trong mối liên kết giữa các nhà, nhất là ở khâu tiêu thụ sản phẩm.

Tại buổi lễ tổng kết CĐML vụ lúa hè thu và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông 2014 ở xã Hiếu Tử, ông Kim Xê – Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV)  tỉnh Trà Vinh cho rằng: “Chúng tôi xây dựng toàn vẹn liên kết đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV theo một quy trình thống nhất; thế nhưng khi thực hiện chỉ được khâu giống thôi, còn về phân bón, thuốc trừ sâu bà con chưa đặt niềm tin trong kế hoạch này. Bà con còn nghi ngờ, trong khi đây là một chương chương trình có sự đầu tư rất lớn.

Chúng tôi cũng đã phân tích, giải thích cho bà con, có khi cam kết luôn: nếu sản phẩm nào đưa ra không phù hợp chúng tôi sẽ bồi thường năng suất cho bà con. Nhưng mà bà con quen rồi, cho là còn mới quá… Thứ hai, ở đây chúng ta thấy niềm tin giữa kiên kết đầu ra còn có những cái gì đó chưa xong,ở đây xin nhắc lại với bà con liên kết này không phải là ép bà con bán giá chết cho Công ty Lương thực Trà Vinh đâu, mà Công ty có khảo sát kỷ thị trường, định giá trước khi mua, theo cơ chế mua bán thuận lợi cho bà con. Công ty đã quyết tâm định hướng mua, nhưng rất tiếc chúng ta chưa thực hiện được”.

Cũng liên quan đến vấn đề đầu ra của sản phẩm, ở vụ Thu đông này, trong tổng số 09 mô hình CĐML trên địa bàn các xã, thị trấn thì chỉ có mô hình ở xã Hiếu Tử là tiếp tục được Công ty Lương thực Trà Vinh ký kết tiêu thụ, còn các mô hình khác thì vẫn chưa thực hiện, từ đó đã gây tâm lý lo ngại cho một số hộ vừa mới tham gia mô hình.

Một số nông dân ở xã Tân Hùng- một trong những địa phương mới thực hiện mô hình CĐML ở vụ Thu đông 2014 này có cùng suy nghĩ: “Nông dân chúng tôi cũng rất muốn tham gia mô hình CĐML, nhưng lại không có đơn vị nào ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra, điều này khiến chúng tôi rất lo ngại”.

Cùng tâm trạng đó, anh Đặng Văn Hòa, nông dân trong mô hình CĐML xã Ngãi Hùng bộc bạch: “Yêu cầu của chúng tôi là các Công ty thuốc BVTV và các cấp chính quyền phải hỗ trợ hoặc đề xuất với cấp trên, tới lúa chúng tôi thu hoạch có công ty xuống trực tiếp mua luôn, như vậy khỏi qua trung gian bên ngoài”.

Để giải quyết vấn đề trên, hiện nay Trà Vinh đang tập trung chỉ đạo mời gọi các công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết ở lĩnh vực này. Ông Phan Văn Hiệp – Giám đốc Xí nghiệp chế biến Lương thực Cầu Kè, thuộc Công ty Lương thực Trà Vinh cho biết: “Chiến lược của Công ty trong thời gian tới là sẽ tiếp tục gắn kết với bà con nông dân trong mô hình CĐML, nhằm mở rộng diện tích lúa được bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Trên cơ sở là Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình sản xuất lúa theo chuỗi liên kết ngang từ khâu cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV chứ không phải như bây giờ là chúng ta chỉ đầu tư về giống không. Sắp tới ngay từ đầu vụ Đông xuân 2014 – 2015, Công ty sẽ phối hợp với Công ty BVTV An Giang xây dựng đề án đầu tư. Cụ thể, Công ty sẽ đầu tư toàn bộ chi phí đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong mô hình để bà con an tâm sản xuất.

Dự kiến công ty sẽ mở rộng diện tích trên 1.500ha tại các huyện Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam. Ngoài ra trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình, Công ty cũng đã xây dựng đề án sản xuất lúa CĐML từ nay đến năm 2020, sẽ mở rộng diện tích bao tiêu sản phẩm đối với hơn 30% diện tích sản xuất lúa CĐML trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.

Với những hình thức đã, đang và sẽ triển khai thực hiện trong mô hình CĐML, nông dân Trà Vinh nói chung, nông dân huyện Tiểu Cần nói riêng sẽ ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn vào mô hình này, vào mối liên kết chặt chẽ của “4 nhà”. Có như vậy mô hình CĐML sẽ ngày càng thêm lớn, trở thành “Cánh đồng lớn” và phát triển bền vững, góp phần tích cực cho việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người nông dân.

Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2285/“canh-dong-mau-lon”-–-can-su-lien-ket-chat-che-cua-“4-nha”/51.thtv


Related news

Diện Tích Cam Sành Bị Bệnh Lạ Ở TX.Ngã Bảy Tiếp Tục Tăng Diện Tích Cam Sành Bị Bệnh Lạ Ở TX.Ngã Bảy Tiếp Tục Tăng

Phòng Kinh tế TX.Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, do chưa xác định được nguyên nhân, thuốc phòng trị nên diện tích vườn cam sành bị nhiễm một loại bệnh lạ gây vàng lá từ trên đọt vàng xuống (vàng đầu) tiếp tục bùng phát mạnh.

Friday. March 14th, 2014
Thời Tiết Lạnh Khoai Lang Đạt Năng Suất Không Cao Thời Tiết Lạnh Khoai Lang Đạt Năng Suất Không Cao

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Tiền Giang), vụ khoai lang năm nay nông dân xuống giống gần 200 ha, chủ yếu là ở các xã vùng đất cát như: Tân Hương, Tân Lý Đông và Tân Lý Tây. Trong vụ này, bà con trồng nhiều nhất là khoai bí đế, một số ít diện tích trồng khoai Nhật (ruột tím).

Monday. February 17th, 2014
Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững

Những năm gần đây, cây chuối đã khẳng định giá trị kinh tế khi mức thu nhập hiện nay của những hộ trồng chuối đạt từ 30-50 triệu đồng mỗi năm. Nhiều hộ nhờ trồng chuối mà thoát nghèo, có cuộc sống no đủ.

Monday. February 17th, 2014
Xoài Đồng Tháp Rớt Giá Xoài Đồng Tháp Rớt Giá

Nông dân trồng xoài ở TP.Cao Lãnh đang lao đao vì nếu giá xoài giảm như hiện nay sẽ không đủ chi phí mua thuốc trừ sâu, thuê nhân công chăm sóc. Có nhà vườn không hái bán để xoài chín rụng kín gốc cây mà không nhặt.

Monday. February 17th, 2014
Nhân Rộng Vùng Sản Xuất Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh Nhân Rộng Vùng Sản Xuất Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh

Hội đồng bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh thực hiện thí nghiệm khoa học kiểm tra khả năng sạch bệnh greening của cây bưởi được đề nghị là cây đầu dòng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhân rộng cây có múi.

Monday. February 17th, 2014