Ươm Cao Su Giống, Thu Tiền Tỷ
Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
Nói về quá trình chuyển đổi của mình, ông Đông kể: “Gia đình tôi có 5ha đất, trước đây trồng sắn (mì). Nhưng giá mì quá thấp nên năm 1995 gia đình tôi cải tạo đất lập vườn để trồng nhãn da bò. Thời điểm đó nhãn có giá, cuộc sống của gia đình tôi khá hơn nhiều”.
Nhưng những năm gần đây giá nhãn bấp bênh, có lúc xuống rất thấp nên ông lại quyết định chuyển sang trồng cây mới. Sau những lần sang Lào thăm con (con trai ông là kỹ thuật viên ươm cao su cho Công ty Hoàng Anh Gia Lai), thấy nhu cầu cây giống ở đây rất lớn, ông ký hợp đồng ươm cây giống xuất qua Lào.
Tháng 3.2011, ông vay tiền ngân hàng và gọi con về giúp ông cải tạo 0,5ha đất trồng nhãn làm vườn ươm cao su. Ông trồng 100 ngàn bầu cao su được ươm từ hạt và lai ghép chủ yếu 3 loại: Lai hoa 952, GT1 và B260.
Ông cho biết, cao su từ lúc ươm đến lúc xuất bán khoảng 9 tháng, giá hiện nay 12.000 đồng/cây, vườn ươm cao su của ông thu 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông lãi trên 700 triệu đồng. Hiện ông đang hùn với một người bạn ươm 120.000 cây trên diện tích 0,6ha, khi xuất bán sẽ thu trên 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí cũng lãi trên 800 triệu đồng.
Không những làm kinh tế giỏi, ông Đông còn là Ủy viên Ban Thường vụ Hội ND xã Trường Đông. Vào vụ mùa sản xuất, ông lại gác công việc của gia đình để cùng với cán bộ tín dụng đi giải ngân cho bà con. Ai chưa rành thủ tục vay vốn, ông hướng dẫn cẩn thận...
Với các hộ nghèo trong xã, ông thường tới lui vận động, hướng dẫn cách làm ăn, làm thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo. Với trách nhiệm của mình, đến nay ông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay trên 8,261 tỷ đồng.
18 năm làm công tác Hội ND, năm nào ông Đông cũng được khen thưởng…”- ông Huỳnh Văn Thận - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Thành cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.
Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.
“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.
Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.