Cân Xe Tải, Thức Ăn Gia Súc Khan Hiếm, Giá Tăng Cao
“Gần một tuần nay, thức ăn cho lợn, gà, cá đóng bao loại 25 kg khan hiếm, giá tăng thêm từ tám đến10 nghìn đồng/bao, vì không có xe tải chở hàng từ nhà máy sản xuất ở Sài Đồng-Gia Lâm (Hà Nội) lên Lào Cai, do lực lượng chức năng tổ chức cân xe tải trên quốc lộ 70” - bà Phạm Thị Hà, một chủ kinh doanh thức ăn gia súc ở phường Bắc Cường, TP Lào Cai cho biết.
Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.
Bà Hà cho biết, trước thời điểm tổ chức cân xe, bà nhập thức ăn gia súc với giá ổn định. Từ khi cân xe, giá các loại thức ăn gia súc tăng thêm từ 300 đến 400 đồng/kg. Cụ thể: cám lợn, loại bao 25kg, tăng từ 290 lên 298 nghìn đồng; cám gà, loại bao 25kg, tăng từ 340 lên 349 nghìn đồng; cám cá, loại bao 25 kg, tăng từ 400 lên 408 nghìn đồng.
Ngày 2-4, bà Hà nhập tổng cộng 24 tấn thức ăn gia súc, với tổng số tiền cước vận tải tăng thêm là 7,2 triệu đồng. Hàng nhập vào tăng giá nên hàng bán đến tay nông dân để phục vụ chăn nuôi cũng tăng tương ứng.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng chục đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn TP Lào Cai đều thấy việc khan hàng, tăng giá cục bộ nêu trên.
Anh Lý Văn Tiến, chủ một trang trại nuôi lợn thịt ở xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) than thở: “ Giá cám tăng cao, trong khi giá bán lợn hơi thì có chiều hướng sụt giảm, đàn lợn hàng trăm con đang cần thức ăn vỗ cho lớn để xuất chuồng, tôi không biết phải xoay sở như thế nào. Nếu giá cám cứ tăng như thế này, cầm chắc là lỗ lớn”.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.
Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.
Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.
Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.
Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…