Cân Xe Tải, Thức Ăn Gia Súc Khan Hiếm, Giá Tăng Cao

“Gần một tuần nay, thức ăn cho lợn, gà, cá đóng bao loại 25 kg khan hiếm, giá tăng thêm từ tám đến10 nghìn đồng/bao, vì không có xe tải chở hàng từ nhà máy sản xuất ở Sài Đồng-Gia Lâm (Hà Nội) lên Lào Cai, do lực lượng chức năng tổ chức cân xe tải trên quốc lộ 70” - bà Phạm Thị Hà, một chủ kinh doanh thức ăn gia súc ở phường Bắc Cường, TP Lào Cai cho biết.
Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.
Bà Hà cho biết, trước thời điểm tổ chức cân xe, bà nhập thức ăn gia súc với giá ổn định. Từ khi cân xe, giá các loại thức ăn gia súc tăng thêm từ 300 đến 400 đồng/kg. Cụ thể: cám lợn, loại bao 25kg, tăng từ 290 lên 298 nghìn đồng; cám gà, loại bao 25kg, tăng từ 340 lên 349 nghìn đồng; cám cá, loại bao 25 kg, tăng từ 400 lên 408 nghìn đồng.
Ngày 2-4, bà Hà nhập tổng cộng 24 tấn thức ăn gia súc, với tổng số tiền cước vận tải tăng thêm là 7,2 triệu đồng. Hàng nhập vào tăng giá nên hàng bán đến tay nông dân để phục vụ chăn nuôi cũng tăng tương ứng.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng chục đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn TP Lào Cai đều thấy việc khan hàng, tăng giá cục bộ nêu trên.
Anh Lý Văn Tiến, chủ một trang trại nuôi lợn thịt ở xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) than thở: “ Giá cám tăng cao, trong khi giá bán lợn hơi thì có chiều hướng sụt giảm, đàn lợn hàng trăm con đang cần thức ăn vỗ cho lớn để xuất chuồng, tôi không biết phải xoay sở như thế nào. Nếu giá cám cứ tăng như thế này, cầm chắc là lỗ lớn”.
Related news

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi nghe ý kiến của nhiều nông dân đến tham dự phiên điều trần của Ủy ban Kinh tế về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh ngày 31-12, ông Cao Đức Phát đã nói như vậy.