Du Nhập Và Nuôi Thích Nghi Gà Đông Tảo Tại Bến Tre

Nhằm đa dạng hóa các loại gia cầm, đồng thời bảo tồn giống gà quý hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Bến Tre (nay là Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao) đã chủ trì thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”.
Đề tài do bác sĩ thú y Nguyễn Quốc Trung làm chủ nhiệm; đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu.
Theo nhóm thực hiện Đề tài, gà Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo) có xuất xứ ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, là một trong những giống gà có trong danh sách bảo tồn giống Quốc gia. Đặc điểm nổi bật của giống gà này là chân to và thô (vảy thịt). 5 tháng tuổi, gà trống nặng 2,4 kg/con, gà mái nặng 1,9 kg/con. Từ nội dung, mục tiêu đề tài, nhóm nghiên cứu đã xây dựng, sửa chữa chuồng trại nuôi gà, gồm: 6 ô chuồng nuôi gà sinh sản, 1 ô chuồng nuôi úm gà sơ sinh.
Trong đó, 3 ô nuôi gà Đông Tảo thuần, 3 ô nuôi gà Đông Tảo lai với gà tàu vàng; mỗi ô chuồng gồm 1 gà trống và 4 gà mái. Số lượng gà đề tài nhập gồm 18 gà Đông Tảo thuần (6 gà trống, 12 gà mái) về nuôi tại Trung tâm, mỗi con có trọng lượng trung bình 2,06kg (gà mái) và 3,1kg (gà trống). Sau 18 tháng nuôi, số gà mua ban đầu còn lại 12 con (2 trống, 10 mái), đạt tỷ lệ nuôi sống 66,7%.
Ngoài nuôi dưỡng và theo dõi tính thích nghi của gà Đông Tảo thuần du nhập, nhóm thực hiện đề tài còn tạo ra 201 con gà Đông Tảo thuần chuyển giao cho 3 hộ tham gia mô hình thực hiện Đề tài ở các huyện: Mỏ Cày Bắc và Châu Thành (mỗi hộ 50 con), còn lại nuôi tại Trung tâm.
Bên cạnh đó, nhóm thực hiện cũng đã mua 12 con gà mái tàu vàng tại Bến Tre cho lai với gà Đông Tảo thuần, tạo ra 245 con gà Đông Tảo lai và chuyển giao 210 con cho 3 hộ dân nuôi, số còn lại nuôi tại Trung tâm. Ngoài ra, nông hộ còn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh gà Đông Tảo thuần và lai.
Gà Đông Tảo hoàn toàn có thể phát triển trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Bến Tre. Gà Đông Tảo thuần 20 tuần tuổi, có trọng lượng con trống đạt 2,4 kg/con, con mái đạt 1,9 kg/con, tuổi vào đẻ là 7 tháng rưỡi, sản lượng trứng là 50,8 quả/gà mái, tỷ lệ trứng có phôi 63,3%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 70,3%.
Gà Đông Tảo lai 20 tuần tuổi, có trọng lượng con trống đạt 2,1 kg/con, con mái đạt 1,7 kg/con, tuổi vào đẻ là 7 tháng rưỡi, sản lượng trứng là 44,7 quả/gà mái, tỷ lệ trứng có phôi 63,7%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 76,3%.
“Nuôi gà Đông Tảo không khó, cách chăm sóc như gà địa phương. Hiện, gà Đông Tảo chủ yếu được bán cho thương lái ở TP. Hồ Chí Minh, với giá khoảng 250.000-300.000 đồng/kg gà thịt. Gia đình tôi đang tiếp tục nhân giống gà Đông Tảo để nuôi trong thời gian tới”. (Ông Trần Văn Cửng (xã Thạnh Ngãi - Mỏ Cày Bắc) là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi gà Đông Tảo).
Có thể bạn quan tâm

Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.

Thời điểm này năm trước tại khu vực cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam tàu thuyền tấp nập ra vào, số lượng tàu neo đậu rất ít, nhưng năm nay, rất nhiều tàu nằm bờ dài ngày. Gặp ngư dân ai cũng bảo, giá thu mua hải sản xuống quá thấp nên nhiều chủ tàu cho nằm bờ, bởi càng đi càng lỗ.

Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đầu tư cho xã Phước Hưng với mức hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn dành cho cá da trơn như Cargill, có độ đạm cao (30 – 40%).

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 42,3% số dự án đã, đang triển khai thực hiện và đi vào hoạt động. Số dự án còn lại hiện đang gặp khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… Thực tế này đang đòi hỏi các ngành, địa phương cần sớm có những giải pháp phù hợp để giúp nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.