Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học
Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.
Làm thế nào để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là trăn trở không chỉ riêng của ngành chức năng mà còn là tâm trạng chung của người chăn nuôi hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, người chăn nuôi ở huyện Kế Sách đã áp dụng thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học giúp khử mùi phân trại chăn nuôi heo, gà.
Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà. Nhờ công dụng tiêu hủy phân, khử mùi nên chuồng nuôi không còn mùi hôi thối, không gây ô nhiễm.
Hộ chị Trần Thị Loan ở ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, là một trong những hộ tiên phong thực hiện và thành công từ mô hình này. Theo chị công nghệ đệm lót sinh học giúp giảm công lao động và chi phí trong chăn nuôi: Tiện lợi nhiều vì mình đỡ hao nước, mình cho ăn trong máng như vậy cũng tiện lợi, vì mình không cần quét phân tưới nước, điện cũng đỡ tốn, nước noi cũng tiết kiệm.
Nguyên liệu để làm đệm lót sinh học là trấu, sơ dừa, mạt cưa trộn với chế phẩm khử mùi phân chuồng, đây là những nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm ở địa phương, nên với ô chuồng 40 m2, nuôi đến 30 con heo, chị Loan chỉ tốn chi phí hơn 1 triệu đồng. Trong khi nếu nuôi với mật độ thích hợp và bảo dưỡng tốt, đệm lót có thể dùng kéo dài vài năm. Vì thế hiện nay đã có một số bà con chăn nuôi trong huyện áp dụng kỹ thuật này.
Ông Nguyễn Hoàng Nhu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách cho biết: Hiện tại thì mô hình đệm lót sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi chưa phát triển nhiều trên địa bàn huyện Kế Sách, cụ thể có khoảng 50% số lượng trại đã ứng dụng kỹ thuật đệm lót sinh học, còn đối với con heo hiện tại chỉ có một vài hộ chăn nuôi áp dụng đệm lót sinh học đối với chăn nuôi heo, cụ thể là hai hộ ở xã An Mỹ.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách, ưu điểm nổi bật của việc áp dụng công nghệ này là tác dụng cải thiện môi trường chăn nuôi. Đặc biệt, với việc áp dụng công nghệ này sẽ tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc đang khá phổ biến ở các vùng nông thôn.
Ông Nguyễn Hoàng Nhu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách cho biết thêm về lợi ích từ mô hình này: Đệm lót sinh học được xem là một trong những kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi, nếu chúng ta áp dụng đầy đủ quy trình đệm lót sinh học đối với chăn nuôi, đặc biệt là đối với con heo thì hiệu quả hết sức là thiết thực, sẽ giảm được lượng nước, lượng thức ăn, công lao động, đặc biệt là nó giảm ô nhiễm môi trường đối với ngành chăn nuôi.
Với những ưu điểm vượt trội trên, Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách sẽ tiếp tục nghiên cứu các kỹ thuật trong đệm lót sinh học và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, để bà con có thể ứng dụng công nghệ này vào chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội...
Chi cục BVTV Hải Phòng cho biết, hiện nay trên đồng ruộng toàn thành phố, sâu đục thân hai chấm phát triển mạnh và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa vụ mùa.
Trong môi trường nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, bệnh đục cơ, cong thân là bệnh khá phổ biến xảy ra.
Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL, được tổ chức sáng qua 23/9, tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.
Hai giống lúa lai thơm KC06-1, KC06-2 chống chịu rầy nâu, kháng bệnh đạo ôn, nổi bật với chất lượng ngon, hạt gạo thon dài không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu...