Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Được Hỗ Trợ Từ 10-35 Ngàn Đồng/con

Gia Cầm Bị Tiêu Hủy Được Hỗ Trợ Từ 10-35 Ngàn Đồng/con
Ngày đăng: 23/02/2014

Gia cầm bị tiêu hủy được hỗ trợ từ 10-35 ngàn đồng/con

Đó là một trong những nội dung được quy định tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy được hỗ trợ 35 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng trên 1 kg/con, 25 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng từ 0,2 kg đến 1 kg/con; 10 ngàn đồng/con đối với gia cầm có trọng lượng dưới 0,2 kg/con.

Để được hỗ trợ, các hộ chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy phải chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng; có giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương về nguồn gốc gia cầm bị tiêu hủy hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc gia cầm theo quy định.

Ngoài ra, Quyết định 1353 cũng hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vacxin cúm gia cầm 200 đồng/con/mũi tiêm, hỗ trợ cho người tham gia phối hợp dẫn đường, ghi chép phục vụ công tác tiêm phòng 50.000 đồng/ngày công với định mức 25 hộ chăn nuôi/ngày công; hỗ trợ cán bộ thú y và lực lượng trực tiếp tham gia tiêu hủy gia cầm và lực lượng phục vụ tại các chốt kiểm dịch, phun hóa chất khử trùng vùng dịch 100 ngàn đồng/người/ngày đối với ngày thường và 200 ngàn đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, lễ, tết.


Có thể bạn quan tâm

Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

07/05/2015
Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

07/05/2015
Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

07/05/2015
Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015