Cần Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đúng Cách
Hiện nay, phong trào trồng rau màu đang phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Chị H, người trồng rau màu ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời cho biết, chị vẫn biết rau mới xịt thuốc hôm trước, hôm sau thu hoạch thì dư lượng thuốc độc còn nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng; nhưng nếu để thuốc phân huỷ hết theo hướng dẫn thì rau cải quá lứa không bán được. Còn không bón phân, xịt thuốc dưỡng, lá bị cằn, có sâu, người tiêu dùng không mua.
Chạy theo lợi nhuận
Ngoài thuốc trừ sâu, nhiều người còn ngâm, phun phân đạm vào rau cải hôm trước, hôm sau mang ra chợ bán. Đó là cách làm cho rau cải tươi non, tăng ký.
Một thương lái chuyên thu mua rau cải cho biết, khi thu hoạch bông súng, sau đó cột lại thành bó, đem gài xuống ao đìa khoảng 10 phút, nước thấm đầy vào các lỗ sẽ tăng gần một phần ba trọng lượng. Với cách làm này không ai bàn tới chuyện nước sạch hay nước bẩn.
Anh Nguyễn Văn Đen, một trong những nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng rau ở ấp Kinh Đứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hầu hết các loại rau cải, củ, quả dù ngắn hay dài ngày anh đều sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đây cây đậu bắp và cây đu đủ rất dễ trồng, không sâu bệnh, còn bây giờ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc. Nhưng sử dụng thuốc phải đúng với sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Anh lý giải, do sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, quá liều lượng nên tiêu diệt các loại côn trùng có lợi, sâu bệnh phát triển ngày càng nhiều.
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật và ban quản lý các chợ kiểm tra, lấy 10 mẫu rau, củ, quả đang bán tại các chợ để kiểm nghiệm các chất cấm. Qua kiểm tra có đến 5 mẫu rau không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị Phan Kim Loan, phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ, chị rất lo cho việc ăn uống hiện nay bởi hầu hết các loại nông sản đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ trông chờ vào lương tâm của người bán và người sản xuất.
Rau an toàn khó bán
Kỹ sư Trần Văn Đồi, Trung tâm Giống thuộc Sở NN&PTNT, cho biết, sau khi phun một loại thuốc hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây một lượng nhất định.
Sau khi phun 5-10 ngày, lượng thuốc bám trên lá và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thời tiết làm thuốc phân huỷ.
Càng xa ngày phun thuốc thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp.
Ông Nguyễn Quốc Toản, ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, than thở: Tình trạng rau sạch giá rẻ, khó cạnh tranh đang xảy ra ở nhiều nơi. Không ít hộ trồng rau an toàn sau nhiều năm đeo bám đã nản lòng do hiệu quả không cao.
Do thị trường rau, củ, quả hỗn tạp, người tiêu dùng không phân biệt được đâu là rau “sạch” và rau “không sạch” nên chưa tin tưởng vào rau sạch.
Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc sản xuất nông, lâm sản an toàn, thiếu vùng quy họach và xây dựng thương hiệu rau, củ, quả an toàn.
Chính vì thế, hàng nông sản an toàn được tiêu thụ với giá không cao hơn so với sản phẩm không bảo đảm an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Ðó là anh Nguyễn Trung Ðang, ở thôn Hòa Trung, xã Bình Tường (huyện Tây Sơn). Năm 2006, khi đang học tại Trường ÐH Bách khoa Ðà Nẵng, anh bị đau nặng nên tạm nghỉ học để chữa bệnh; sau đó gia đình lâm vào cảnh khó khăn, anh đành phải thôi học, ở nhà phụ giúp gia đình.
Thông tin này được ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn, cho biết tại cuộc họp Tỉnh ủy vào ngày 2.10.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)
Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.