Gần 20 Nước Tham Gia Hội Thảo Về An Ninh Lương Thực

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.
Trong phiên khai mạc đã có hơn 100 đại biểu đến từ gần 20 nước trên thế giới trao đổi các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực khu vực châu Á, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về an toàn thực phẩm, an ninh lương thực.
Giáo sư Takashi Uemura, Chủ tịch Hội nghị cho rằng, những báo cáo, chia sẻ của các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức của các nước trên thế giới về vấn đề khoa học công nghệ liên quan đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trên thế giới.
Hội nghị cũng tập trung chia sẻ ý tưởng, giải quyết các thách thức, thảo luận chiến lược và các chương trình hợp tác giữa các tổ chức, với mục đích cung cấp thực phẩm an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường từ các nước đang phát triển.
Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận thêm các chủ đề khác như: tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế, công nghệ và kỹ thuật sau thu hoạch, sản xuất an toàn và an ninh lương thực.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-8.
Có thể bạn quan tâm

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.