Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca

Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy các giống đã thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương.
Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình dịch hại trên mắc ca trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu như bọ nẹt, rầy mềm, bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora, bệnh khô ngọn, bệnh chổi sề… nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng, trừ.
Theo định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trước mắt, tỉnh sẽ phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức đạt quy mô 12.448 ha, trong đó, trồng xen 7.384 ha, trồng thuần loài 4.093 ha và trồng phân tán 1.005 ha.
Đối với trồng thuần chủ yếu triển khai trên diện tích đất trống, đất nương rẫy, đất vườn điều, cao su và đất trồng cây công nghiệp khác kém hiệu quả.
Đối với trồng xen, chủ yếu triển khai trên các diện tích đất đã trồng cây cà phê, cây ngắn ngày, cây hàng năm và một số cây trồng khác phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển.
Đối với trồng phân tán chủ yếu trồng trên các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi theo dạng đám, cụm để cải tạo rừng.
Khi diện tích đã được mở rộng theo dạng tập trung hoặc xen canh, khả năng phát sinh các dịch bệnh trên cây mắc ca là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, việc thực hiện các nghiên cứu đầy đủ về thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca và các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro, phát triển bền vững loại cây này đang là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, ngành quan tâm.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương - Lào Cai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Giàng Seo Di khi anh chuẩn bị lên đồi hái quýt cho phiên chợ cuối tuần. Sau gần 2 giờ đi bộ lên đồi, tôi có dịp nghe anh kể về hành trình thoát nghèo của gia đình nhờ cây quýt Mường Khương.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?

Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.