Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca
Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy các giống đã thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương.
Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình dịch hại trên mắc ca trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu như bọ nẹt, rầy mềm, bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora, bệnh khô ngọn, bệnh chổi sề… nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng, trừ.
Theo định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trước mắt, tỉnh sẽ phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức đạt quy mô 12.448 ha, trong đó, trồng xen 7.384 ha, trồng thuần loài 4.093 ha và trồng phân tán 1.005 ha.
Đối với trồng thuần chủ yếu triển khai trên diện tích đất trống, đất nương rẫy, đất vườn điều, cao su và đất trồng cây công nghiệp khác kém hiệu quả.
Đối với trồng xen, chủ yếu triển khai trên các diện tích đất đã trồng cây cà phê, cây ngắn ngày, cây hàng năm và một số cây trồng khác phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển.
Đối với trồng phân tán chủ yếu trồng trên các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi theo dạng đám, cụm để cải tạo rừng.
Khi diện tích đã được mở rộng theo dạng tập trung hoặc xen canh, khả năng phát sinh các dịch bệnh trên cây mắc ca là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, việc thực hiện các nghiên cứu đầy đủ về thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca và các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro, phát triển bền vững loại cây này đang là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, ngành quan tâm.
Related news
Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.
Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NTNN tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.
Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.
Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...