Nuôi Gà Tàu Vàng Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng ở Hậu Giang”.
Qua 1 năm nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ đã rút ra kết luận rằng sử dụng trấu và men vi sinh balasa để nuôi gà Tàu Vàng thịt giúp cải thiện được môi trường nuôi, gà tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nên đỡ tiêu tốn thức ăn hơn các nghiệm thức khác như trấu, mùn cưa vi sinh,...
Bên cạnh đó, nuôi gà Tàu Vàng sinh sản đạt kết quả cao, gà có tỷ lệ đẻ cao, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các nghiệm thức khác. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được nguyên liệu phù hợp làm đệm lót dựa trên điều kiện sẵn có của địa phương. Sử dụng đệm lót trong nuôi gà giúp cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, giảm chi phí đầu tư, giảm tỷ lệ hao hụt, gà tăng trọng và đẻ tốt hơn. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Có dịp lên xứ Ban Mê vào những ngày đầu hè, giữa cái nóng đến rát người, nhìn những giọt mồ hôi rìn rịn trên mặt người nông dân đang ra sức chống hạn cho vườn cà phê, chúng tôi không chỉ thấy ở họ tình yêu với “cây và đất” mà còn bao nỗi lo toan, nhất là khi cây cà phê và thị trường cà phê quá bấp bênh.

Tính đến hết năm 2014, TP. Pleiku có 5.082 hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi và hàng ngàn hội viên nông dân tham gia đóng góp ngày công lao động, tự nguyện di dời hàng rào, hiến đất mở đường, góp tiền xây dựng các công trình dân sinh…

Là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, chợ nông thôn không chỉ là nơi giao thương buôn bán của bà con nông dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mà còn là đích đến văn minh thương mại nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Với quyết tâm tăng sản lượng lương thực, phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, huyện Xín Mần đang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với biến đổi khí hậu và đã có sự chuyển biến đáng kể.