Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Lường Trước Rủi Ro

Cần Lường Trước Rủi Ro
Ngày đăng: 22/04/2014

Không thể phủ nhận việc Việt Nam trúng thầu XK 800 ngàn tấn gạo sang Philippines sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong nước. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những băn khoăn, lo ngại...

Tác động trước mắt của việc trúng thầu 800 ngàn tấn gạo, là giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL đã tăng ngay sau khi có thông tin trúng thầu. Ông Phạm Vỹ Bền, một thương gia ngành gạo ở ĐBSCL cho biết, giá lúa tươi loại thường thu mua tại ruộng đã tăng lên ở mức 4.400 đ/kg.

Ông Trần Bảo Toàn, GĐ DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp), cho hay, từ sau khi trúng thầu đến giờ, giá gạo hàng hóa tăng liên tục. Hiện tại, gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm ở mức 6.900 đ/kg, gạo nguyên liệu làm gạo 15% tấm là 6.750 đ/kg, gạo thành phẩm 5% tấm tại kho là 7.900 đ/kg, gạo thành phẩm 15% tấm tại kho là 7.700 đ/kg... Nhìn chung, giá nhiều loại gạo xuất khẩu đã tăng khoảng 200-250 đ/kg so với trước khi trúng thầu.

Quý 1 năm nay, xuất khẩu gạo chỉ đạt trên 1,219 triệu tấn, giảm tới 15,41% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi vụ đông xuân lại đang thu hoạch rộ, với lượng lúa đã thu hoạch đến ngày 10/4 là 10,54 triệu tấn. Vì thế, việc trúng thầu 800 ngàn tấn gạo cũng tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện lô hàng 800 ngàn tấn gạo trúng thầu xuất khẩu sang Philippines, giao hàng từ tháng 5 đến hết tháng 8 năm nay, đang tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ, mà trước hết là về giá cả. Theo một số nguồn tin trong ngành lương thực, giá bình quân trúng thầu gạo 15% đi Philippines, nếu quy đổi về giá FOB (giao hàng tại cảng TP.HCM), chỉ tương đương với 7.700-7.800 đ/kg hoặc cao hơn một chút.

Mà như đã nói ở trên, giá gạo 15% tấm thành phẩm tại kho ở ĐBSCL hiện đã là 7.700 đ/kg. Khi đưa đến cảng cho lọt lòng tàu, nếu cộng chi phí vận chuyển, bao bì, bốc vác..., tổng cộng là 220 đ/kg, thì giá thành đã lên tới 7.920 đ/kg, cao hơn hoặc bằng so với giá trúng thầu bình quân.

Mà giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL lại có vẻ chưa dừng ở đó. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp chuyên cung ứng gạo xuất khẩu ở khu vực này, đang có dấu hiệu cho thấy nông dân, thương lái giữ lại lúa gạo hàng hóa, chưa vội bán ra, khiến cho doanh nghiệp khó thu mua được lượng gạo cần thiết, nhất là gạo 15% tấm.

Chẳng hạn, DN của ông Trần Bảo Toàn đang cần phải thu mua mỗi ngày tới 300 tấn gạo để đáp ứng đơn hàng cho các nhà xuất khẩu, nhưng mỗi ngày chỉ mua được một nửa số ấy. Vì thế, nhiều khả năng trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua gạo để cung ứng cho Philippines, giá gạo 15% tấm sẽ còn tăng nữa, với mức tăng có thể tới 200 đ/kg.

Mặt khác, do gạo 15% tấm chỉ có thể lấy từ gạo sản xuất trong vụ đông xuân (do gạo vụ hè thu chất lượng thấp, chỉ làm gạo 25% tấm), nên chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đua nhau mua loại gạo này trong thời gian ngắn sắp tới. Thành ra, việc giá gạo 15% tấm ở ĐBSCL sẽ còn tăng cao là điều đã có thể tiên liệu được.

Những dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ và FAO, tuy có khác nhau về số liệu, nhưng đều cho rằng nhu cầu tiêu thụ và thương mại gạo trong năm nay trên thế giới sẽ tăng cao hơn so với sản lượng.

Cụ thể, dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ: sản lượng tăng 3,3 triệu tấn lên mức 474,8 triệu tấn; tiêu thụ tăng tới 6,8 triệu tấn lên 474 triệu tấn; thương mại tăng 2,3 triệu tấn lên 41 triệu tấn. Dự báo của FAO: sản lượng tăng 2,8 triệu tấn, tiêu thụ tăng 11,6 triệu tấn, thương mại tăng 1 triệu tấn.

Bên cạnh đó, thị trường lớn nhất hiện nay của gạo Việt Nam là Trung Quốc, cũng đang ăn mạnh gạo 15% tấm. Theo ông Trần Bảo Toàn, từ tháng 3 về trước, gạo 5% và 15% tấm từ ĐBSCL được đưa ra Hải Phòng khá nhiều để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng từ ngày 1/4 đến giờ, do Bộ GT-VT siết chặt kiểm tra tải trọng khiến cho một lượng gạo khá lớn đang nằm tồn đọng ở Hải Phòng, nên lượng gạo 15% tấm đưa ra phía Bắc cũng đang tạm bị ngưng lại.

Nếu như Bộ GT-VT chưa siết kiểm tra tải trọng, tức là gạo 15% tấm vẫn đang ào ào đi Trung Quốc, thì sau khi trúng thầu loại gạo này ở Philippines, giá gạo 15% tấm ở ĐBSCL chắc chắn còn vọt lên cao nữa.

Ngay chính thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng ghi nhận việc Trung Quốc đang có nhu cầu cao về gạo 15% tấm của Việt Nam. Vì thế, khả năng giá gạo loại này tăng cao là rất lớn. Trong khi đó, để đạt được mục tiêu trúng thầu ở Philippines, các doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều rủi ro vì chào giá thấp, khi mà họ vẫn chưa xác định được xu hướng giá cho giao hàng đến tháng 8/2014.

Tất nhiên, không phải toàn bộ 800 ngàn tấn gạo 15% tấm trúng thầu xuất khẩu sang Philippines đều có nguy cơ bị lỗ, bởi trước khi đi đấu thầu, trong kho của các doanh nghiệp cũng đã trữ sẵn một lượng gạo 15% tấm với giá thành ở mức đảm bảo có lợi nhuận so với giá bỏ thầu.

Thế nhưng, khi mà các doanh nghiệp vẫn phải mua một lượng gạo 15% tấm không nhỏ để đáp ứng nhu cầu giao hàng cho Philippines trong bối cảnh diễn biến giá gạo trong nước, nhất là gạo 15% tấm sẽ tăng mạnh trong những tháng tới, thì có thể thấy hiệu quả kinh tế của đợt trúng thầu này là không cao, nếu không muốn nói là có nguy cơ lỗ. Mà từ đầu năm đến nay, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành gạo, từ nhà xuất khẩu tới các nhà cung ứng, đều đang không có lời, thậm chí thua lỗ liên tục.


Có thể bạn quan tâm

Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

12/05/2015
Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

12/05/2015
Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

12/05/2015
Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

12/05/2015
Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

12/05/2015