Cảnh báo về nguyên liệu tạo màu vàng trong thịt gà có thể gây ung thư

Con người ăn thịt gà có tồn dư chất này có thể sẽ bị ung thư.
Thông tin trên vừa được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tại cuộc Họp báo thường kỳ về kết quả công tác tháng 9 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 10/2015 vào chiều 6/10, tại Hà Nội.
Theo ông Dũng, vừa qua trong các tỉnh miền Nam đang rộ lên việc sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi lợn.
Trên cơ sở đó, Thanh tra Bộ đã phối hợp với các sở, ban ngành địa phương để kiểm tra giám sát và tiến hành kiểm tra đột xuất theo đơn tố giác.
Trong quá trình kiểm tra, người chăn nuôi thừa nhận việc bị thương lái ép sử dụng các chất cấm để vỗ béo, tạo nạc thịt lợn.
Nếu không sử dụng chất cấm, thương lái sẽ không thu mua lợn.
Đặc biệt, “trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện một chất cấm mới được người chăn nuôi sử dụng để tạo màu vàng cho thịt gà.
Chúng tôi đã tham khảo với bên Học viện Nông nghiệp và được biết, chất này có tên gọi là chất Vàng-ô, khi ăn thịt gà có tồn dư chất này, con người có thể sẽ bị ung thư,” ông Dũng nói.
Phân tích thêm về chất cấm Vàng-ô, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Theo ông Dương, chất Vàng-ô này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.
“Thông thường, trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi đã sử dụng chất Vàng-ô này trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt. Điều này rất dễ đánh lừa người tiêu dùng,” ông Dương nói.
Vẫn theo ông Dương, tập quán tiêu dùng của người Việt thường gây phiền hà, vì thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt. T
hế nhưng, chính điều này đã tạo cơ hội cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm này để tạo màu sắc cho thịt.
Mặc dù, “các loại thịt sử dụng chất Vàng-ô này có màu vàng bắt mắt, trên thực tế không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt.
Minh chứng cho thấy là người châu Âu, họ ăn các loại thịt màu trắng, không màu như chúng ta nhưng họ vẫn cao lớn, thông minh. Trong khi đó, người Việt lại thích ăn thịt gà có da màu vàng nên người nuôi cũng được đà sử dụng để dễ bán,” ông Dương chia sẻ thêm.
Từ phát hiện đáng lo nêu trên, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến nghị, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông minh, hãy lựa chọn những loại thức ăn tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.