Giá cao su Tocom tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Chốt phiên 6/10 tại Tokyo, giá săm lốp tại thị trường Đông Nam Á, tăng 3 yên lên 172,6 yên/kg từ mức chốt phiên 5/10 ở 169,6 yên/kg. Đây là phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp của cao su.
Giá cao su tại Tokyo tiếp tục tăng nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật Bản với Nikkei chốt phiên 6/10 tăng 1,7%. Mặt khác, yên cũng giảm 0,5% so với USD xuống 120,42 yên đổi 1 USD.
Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi đà tăng của giá dầu thô sau khi Nga cho biết, Nga sẵn sàng đàm phán với các nước OPEC để đối phó với đà lao dốc của giá dầu.
Trong một diễn biến khác, Tân giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) Samiah Ahmad cho biết, lượng cao su thiên nhiên lưu kho thấp hơn ước tính trong khi sản lượng giảm có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Hiện nay, các nước thành viên IRCo hiện chiếm gần 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
Sản lượng cao su thiên nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ, có thể dẫn đến tình trạng thiếu thụ cao su toàn cầu trong năm 2015, bà Samiah Ahmad nói.
Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống.
Trong tình hình này, bà Samiah Ahmad tỏ ra lạc quan về giá cao su và cho biết, giá có thể “từng bước tăng lên” trong thời gian còn lại của năm nay do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm sản lượng.
Tuy nhiên, báo cáo hàng quý của The Rubber Economist lại có quan điểm “bi quan hơn” về giá cao su trong 2 năm tới do “tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á-Thái Bình Dương chậm lại”.
Mặt khác, báo cáo mới đây của Toyota Motor cho biết, doanh số bán ra của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có thể giảm 15% trong năm 2015 và đánh dấu doanh số giảm năm thứ ba liên tiếp. Điều này có thể sẽ kéo giảm giá cao su trong phiên tới.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi có danh sách các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nuôi chim yến, Phòng Kinh tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng các Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm Thú y và UBND các phường lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý đối với ngành nghề này.
Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.
Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.
Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).