Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần có giải pháp khẩn cấp đối phó với nắng nóng, khô hạn bất thường trong sản xuất vụ Mùa

Cần có giải pháp khẩn cấp đối phó với nắng nóng, khô hạn bất thường trong sản xuất vụ Mùa
Ngày đăng: 16/07/2015

Đã giữa mùa mưa nhưng trời vẫn nắng nóng. Sự biến đổi thời tiết bất thường trên đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ Mùa. “Mục sở thị” qua các vùng trọng điểm lúa của tỉnh thấy rất rõ hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Bà con các xã Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Vĩ Thượng (Quang Bình); Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành, Hùng An (Bắc Quang); Việt Lâm, Đạo Đức (Vị Xuyên) cho biết: Có 2 nguy cơ đe dọa “thất bát” trong vụ mùa.

Nguy cơ thứ nhất là mất giống do mạ quá già. Nguy cơ thứ hai là mất trắng diện tích lúa Mùa đã cấy vì thiếu nước chăm bón. Một nông dân thôn Kiêu, xã Xuân Giang đã cầm ô, đeo dép đi lại giữa cánh đồng trên các thửa ruộng đã cấy. Anh này cho biết: Thôn Kiêu có khoảng 20 ha ruộng đã được cấy lúa Mùa sớm. Như mọi năm trước, thì toàn bộ diện tích lúa này đã được bón thúc, làm cỏ đợt 1. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay toàn bộ diện tích lúa cấy sớm của thôn đều bị khô hạn, nứt nẻ; rất nhiều đám ruộng bùn có thể chạy đá bóng được. Nhận định, nếu trời tiếp tục nắng nóng 36 – 38 độ C kéo dài khoảng 1 tuần đến mươi ngày nữa thì lúa cấy trong thôn sẽ đứng trước nguy cơ chết cháy.

Cánh đồng rộng ngay trung tâm xã Tiên Yên, huyện Quang Bình, người dân trong thôn đã phải dùng ô doa tưới nước cứu mạ. Tại đây, có hàng loạt ruộng gặt xong lúa Xuân đã không thể làm đất cấy lúa Mùa vì ruộng khô cứng không thể cày bừa. Người dân trong vùng cho rằng, thời tiết nắng nóng kéo dài chỉ ít ngày nữa thôi sẽ làm cho mạ già cỗi, lên đốt không thể sử dụng được. Nguy cơ mạ già, hoặc bị cháy nắng và bỏ đi hàng loạt đang hiện hữu. Người dân địa phương cho biết, hiện tượng mạ già, mạ héo, ruộng chưa thể cày bừa... diễn ra rộng khắp trong xã. Nhiều nơi, nhiều diện tích ruộng đã cấy đều rơi vào nguy cơ khô nứt ngay sau khi cấy, không thể duy trì chăm bón được.

Không hơn gì xã Tiên Yên, xã Vĩ Thượng được đánh giá là thuận lợi nhất về hệ thống thủy lợi cũng rơi vào tình trạng khô hạn trên diện rộng. Mạ thì khô héo trước ánh nắng chói trang của mặt trời. Đồng trên, ruộng dưới chạy dọc theo Tỉnh lộ 183 đang lô nhô gốc rạ. Thiếu nước nghiêm trọng để làm đất và cả nước tưới cho các thửa mạ đã già, đổ đốt đang có ở khắp mọi nơi. Các xã lân cận khu vực huyện Bắc Quang là Đồng Yên, Vĩnh phúc, Đông Thành... đều nằm trong tình trạng thiếu nước để tưới cho mạ già và ruộng vườn vẫn còn bỏ trơ do thiếu nước làm đất. Hiện tượng khô hạn ngay “giữa mùa mưa” là điều chưa từng có tiền lệ trong mấy chục năm trở lại đây. Hiện tại, các huyện trọng điểm lúa của tỉnh đang còn mỗi huyện hàng trăm ha diện tích ruộng bị bỏ hoang chưa thể cày cấy được. Đồng bào các địa phương còn đang loay hoay chưa biết làm cách nào để khắc phục hạn hán để tiếp tục làm mùa ?

Không riêng gì ở vùng thấp, các huyện vùng cao phía Tây như Xín Mần, Hoàng Su Phì thì hiện tượng trời không mưa, nắng nóng tiếp tục gây thiệt hại cho ngô, đậu tương vụ Mùa. Hiện tượng ngô, đậu cùng rau màu các loại đang héo rũ trong nắng nóng ở nền nhiệt cao đang xảy ra phổ biến, khó lường. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng NN & PTNT huyện Xín Mần cho biết, toàn huyện có khoảng 2/3 diện tích ngô vụ mùa, tức khoảng gần 2.000 ha ngô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và có trên 70% diện tích ngô Mùa bị giảm sản lượng. Còn nếu, trời tiếp tục nắng nóng kéo dài khoảng 10 ngày nữa thì ngô Mùa có thể bị mất trắng. Kèm theo đó là hàng trăm ha diện tích đậu tương Mùa cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Nguy cơ mất mùa đang hiện hữu trên diện rộng. Ở Hoàng Su Phì, hiện trạng nắng nóng và khô hạn cũng đang hiện hữu ở khắp nơi. Nếu không kịp thời có các giải pháp tháo gỡ và chuyển đổi giống cây trồng thích hợp, thì sẽ khó tránh được thiệt hại do thời tiết khô nóng bất thường gây ra trong vụ Mùa năm nay ở toàn tỉnh.

Hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện cần sớm vào cuộc để cùng bà con nông dân tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp thích hợp về: Thủy lợi, hoặc tính đến giải pháp chuyển đổi cây, con và chuẩn bị giống dự phòng để duy trì sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

“Vua” Hàu Lồng “Vua” Hàu Lồng

Hôm chúng tôi đến đúng vào lúc anh Hôn (Nguyễn Văn Hôn), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) hàu lồng xã Đất Mũi (Cà Mau) thả đợt giống hàu mới. Anh Hôn trải lòng về ý tưởng và tâm huyết của mình đối với nghề nuôi hàu lồng.

24/03/2014
Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Có Dấu Hiệu Chững Lại Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Có Dấu Hiệu Chững Lại

Dịch bệnh hoành hành, sức tiêu dùng sản phẩm thịt nội địa trong nước thấp, thịt nhập khẩu tăng… khiến tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) năm nay có dấu hiệu chững lại.

24/02/2014
Sản Xuất Cá Tra Bền Vững Sản Xuất Cá Tra Bền Vững

Sáng 20/3 tại TP.Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với WWF, tổ chức Hội thảo “Xây dựng nhận thức về SX cá tra bền vững tại ĐBSCL”.

24/03/2014
Người Trung Quốc Thu Mua Lá Khoai Lang Người Trung Quốc Thu Mua Lá Khoai Lang

Ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Thành Lợi (xã Thành Lợi, Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết, liên tục mấy ngày qua, nhiều người Trung Quốc đã đến HTX gặp gỡ ban lãnh đạo nhờ thu mua lá khoai lang với số lượng không giới hạn.

24/02/2014
Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.

24/03/2014