Cần có đầu ra ổn định cho cà phê Sơn La
Và năm nay cũng vậy, với sản lượng cà phê tăng khoảng 50% so với năm 2014, thời điểm đầu vụ thu hoạch, giá cà phê quả tươi chỉ 2.500 đồng/kg và nhích dần đến nay là 4.500 đồng/kg.
Với mức giá này thì người trồng cà phê cầm chắc thua lỗ trong tay.
Nông dân xã Chiềng Ban (Mai Sơn) thu hái cà phê đầu vụ.
Xã Hua La (Thành phố) có 15 bản, hơn 1.700 hộ, gần 7.800 nhân khẩu, cả xã có 98% hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó cà phê chiếm đến 99% đất sản xuất.
Toàn xã hiện có 1.100 ha cây cà phê cho thu hoạch quả, năng suất năm nay dự kiến 12 tấn/ha.
Được biết, hiện nay giá cà phê trên địa bàn đã tăng lên 4.500 đồng/kg, cao hơn 2.000 đồng/kg so với đầu vụ.
Với mức giá này thì người trồng cà phê vẫn bị lỗ, bởi bình quân 1ha cây cà phê, người dân phải đầu tư 3 tấn phân lân và ka li hết 24 triệu đồng; thuốc trừ sâu 2 triệu đồng; công làm cỏ 6 triệu đồng.
Đấy là chưa kể cứ 2 năm lại bón 10m3 phân chuồng trị giá 7 - 8 triệu đồng.
Đối với những nhà ít lao động phải thuê hái với giá 1.500 - 2.000 đồng/kg quả cà phê tươi (với 12 tấn quả/ha thì chủ vườn cũng phải chi mất hơn 20 triệu đồng tiền thuê hái quả).
Ông Lèo Văn Toan, Chủ tịch Hội nông dân xã Hua La cho biết: người trồng cà phê phải bán được giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg mới gọi là lấy công làm lãi.
Còn đối với những hộ phải thuê hái cà phê thì coi như chủ vườn làm không công.
Còn anh Lò Văn Sơn, bản Nam, xã Hua La (Thành phố) đã làm nghề thu mua cà phê được 4 năm nay chia sẻ: giá cà phê đầu vụ năm 2014 là 3.500 đồng/kg, cao hơn giá đầu vụ năm nay 1.000 đồng/kg.
Theo kinh nghiệm của anh Sơn thì giá cà phê năm nay có thể cao nhất cũng chỉ 8.000 - 9.000 đồng/kg, thấp hơn năm 2014 từ 2.000 - 3.000 đồng/kg do được mùa.
Được biết, năm nào bước vào mùa thu hoạch cà phê ở tỉnh ta, giá thu mua quả cà phê tươi mới hái lứa đầu thường rất thấp, sau mới tăng dần lên.
Điển hình năm nay, giá cà phê đầu vụ chỉ 2.500 đồng/kg rồi mới tăng lên 3.700 - 4.500 đồng/kg.
Lý giải về điều này, bà Phạm Thị Lý, Doanh nghiệp cà phê Minh Tiến giải thích: Đặc điểm cây cà phê Sơn La phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên ra hoa, đậu quả thành nhiều đợt, chất lượng quả không đồng đều.
Đối với loạt quả thu hái đầu tiên, tương ứng với đợt ra hoa đầu đúng dịp thời tiết không thuận lợi chất lượng quả kém, thường hay bị đen vỏ và nhiều hạt lép, tỷ lệ hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, vì vậy khi thu mua, Doanh nghiệp phải đánh giá chất lượng quả để định giá; chất lượng quả càng tốt thì giá thu mua càng cao.
Hiện nay, Công ty vẫn chưa thu mua mà chủ yếu là các thương lái tự thu mua và tự định giá trên thị trường.
Theo người trồng cà phê, gần như họ không tự định được giá cà phê, mà hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, khi nào có nhiều người mua thì giá tăng, còn khi ít người mua thì giá lại giảm.
Vì vậy, chuyện quả cà phê được mùa mất giá, mất mùa được giá năm nào cũng xảy ra.
Đặc biệt, do hầu hết diện tích cây cà phê của tỉnh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên năng suất thấp, chất lượng quả không đồng đều, dẫn đến nhiều mức giá thu mua khác nhau.
Để khắc phục điều này, tỉnh ta đã đưa vào thử nghiệm công nghệ tưới ẩm Isarael ở một số hộ trồng cà phê của huyện Mai Sơn và Thành phố.
Với mô hình này, người trồng cà phê có thể chủ động cho cây cà phê ra hoa và đậu quả một đợt để chất lượng quả đồng đều hơn và giảm công thu hái.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của tỉnh cần nghiên cứu, kết nối người trồng cà phê với đơn vị, doanh nghiệp thu mua trong nước và thị trường nước ngoài đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Họ là cán bộ, chiến sĩ Hải quân Công ty Hải sản Trường Sa Đoàn 129. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, nuôi cá lồng ở Trường Sa góp phần quan trọng trong cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần bộ đội, khẳng định ý chí làm chủ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc gắn với xây dựng kinh tế quốc phòng vững chắc.
Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.
Ngày 6.5, bà Y Lang - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) - cho biết: Huyện đang phối hợp với một công ty trà ở Lâm Đồng triển khai trồng 150 ha trà ô long chất lượng cao tại 3 xã: Măng Bút (100 ha), Đăk Tăng (30 ha) và Măng Cành (20 ha).
Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.