Giá rau xanh ở TP HCM tăng 50%
Hầu hết tiểu thương đều khẳng định, do giá rau nhập về tăng lên so nửa tháng trước, nên bán ra phải tăng 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại.
Tại chợ Chiều (Bình Thạnh), giá cà chua, dưa leo được tiểu thương bán ra dao động 14.000 - 16.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Tương tự, các loại rau ăn lá như dền, mồng tơi cũng tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg, lên mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, cải thìa từ 14.000 đồng lên 19.000 đồng/kg.
Ở chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh), nhiều tiểu thương cho biết, không chỉ tăng giá khoảng 30-40% mà nhiều loại rau như mướp, mồng tơi, cải xanh bị hụt hàng, không có để bán.
Không sốt như chợ lẻ, nhưng ở siêu thị giá rau xanh cũng đã tăng lên.
Theo ghi nhận, tại Co.op Mart (Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh) và BigC (Phú Nhuận), giá rau xanh tăng 10-15% so với cách đây gần 1 tháng.
Như cà chua, dưa leo hiện 12.000 - 14.000 đồng/kg; bầu, bí 10.000 - 12.000 đồng/kg; rau ăn lá tùy từng loại dao động 9.000 - 15.000 đồng/kg.
Theo các tiểu thương, mưa nhiều khiến sản lượng rau thu hoạch nửa tháng qua giảm mạnh.
Ảnh: Nguyễn Trí. Ông Võ Thành Dương, Phó chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn Phước An (TP HCM), cho biết, khoảng nửa tháng qua mưa nhiều, sản lượng rau sụt giảm mạnh khiến giá bán ra của hợp tác xã tăng lên.
Theo ông Dương, hiện các loại rau hợp tác xã bán ra tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cách đây nửa tháng.
Điển hình như cà chua, dưa leo từ 8.000 đồng lên 10.000 đồng/kg; bầu, bí, mướp từ 6.000 đồng lên 8.000 - 9.000 đồng/kg.
Mưa nhiều khiến các loại rau ăn lá bị dập nát ngay trên đồng, sản lượng giảm mạnh.
“Lúc thời tiết thuận lợi, năng suất rau mỗi vụ trung bình là 20 - 25 tấn/ha, còn mưa nhiều như lúc này năng suất chỉ khoảng 11 - 15 tấn/ha”, ông Dương nói.
Còn ông Nguyễn Văn Thành, đại diện Công ty An Phú APP (quận 12), cho biết, hiện các loại cà chua, dưa leo hay rau ăn lá là xà lách, bắp cải được công ty trồng ở Đà Lạt đều sụt giảm năng suất do mưa.
Năng suất giảm nên giá rau được nhà vườn Đà Lạt bán ra cũng tăng 10-30% so với cách đây 1 tháng. Theo ông Dương, khả năng giá rau sẽ tiếp tục tăng do vẫn còn mưa và lượng rau sắp thu hoạch sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên giá siêu thị có thể bình ổn, do hợp tác xã và nhiều đơn vị cung cấp rau cho siêu thị với giá cố định trong thời gian một tuần.
"Để bình ổn thị trường cần nhập thêm rau miền Tây và Đà Lạt, nếu không hiện tượng sốt giá có thể xảy ra trong thời gian tới", ông Dương nói.
Có thể bạn quan tâm
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định...
Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng miền Tây lao đao bởi mùa lũ cạn. Vậy nguyên nhân vì đâu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “khát lũ”? Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của một số nhà khoa học.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.
Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những năm qua, huyện đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gồm 250ha bưởi sạch ở Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh (cây đang trong thời kỳ thu hoạch đạt giá trị 350 - 400 triệu đồng/ha); 30ha rau hữu cơ ở Thanh Xuân (trên 1,2 tỷ đồng/ha).
Giúp nông dân các tỉnh ĐBSCL nắm bắt chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến... là mục đích của Hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” tại Hậu Giang.