Cam Sành Ở Bắc Quang Được Công Nhận Tốp 10 Sản Phẩm Dịch Vụ Người Tiêu Dùng Tin Cậy

Vừa qua, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thực hiện Chương trình khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng tin cậy – 2014. Qua đó, đã chứng nhận sản phẩm Cam sành Hà Giang của Hiệp hội cam sành huyện Bắc Quang đạt Tốp 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy.
Trong năm 2014, cam sành Bắc Quang còn vinh dự được Chương trình khảo sát sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo phối hợp với Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế tổ chức, chứng nhận sản phẩm Cam sành của Tổ dịch vụ sản xuất cam an toàn thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang đạt Nhãn hiệu ưa dùng. Cũng trong năm, Ban chỉ đạo Chương trình “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt” đã chứng nhận Cam sành Hà Giang do hộ ông Phạm Quang Lân, ở Bắc Quang sản xuất đạt danh hiệu Vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt – 2014”.
Các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn không chỉ cho thấy đặc sản cam sành của miền đất Hà Giang đang từng ngày chiếm được sự tin dùng của thị trường mà còn động viên người sản xuất chú trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh một số đại gia Việt nhảy vào ngành chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã có những bước chuẩn bị. Họ “Tây hoá” quy trình nuôi, lấy con giống, công nghệ, kỹ thuật làm trọng để… hướng đến xuất khẩu.

Nhiều người băn khoăn, hoang mang khi có thông tin cam xoàn là loại cam không rõ nguồn gốc xuất xứ trong khi giá cả của loại cam này khá đắt.

Nói về mẹo xây nò dụ cá, những người già cố cựu ở U Minh cho biết, làm một miệng nò để cá tôm chạy vào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có khi phải rước “thầy nò” hướng dẫn vì có bí quyết riêng.

Tư vấn khoa học kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu kỹ thuật chăm sóc cây trồng của bà con nông dân là chương trình thường niên mà Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp thực hiện từ năm 2015.

Cùng với trồng cỏ, dự trữ rơm cho mùa đông... hàng trăm hộ gia đình đồng bào thiểu số ở huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) còn biết ủ bã mì làm thức ăn để trâu, bò nuôi mau lớn.