Đề xuất nâng hàm lượng ẩm trong cá tra lên tối đa 84,1%
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Sau khi nhận được phản ánh của các DN chế biến cho rằng, việc điều chỉnh các chế độ nuôi cá tra, thức ăn nuôi cá và các yếu tố liên quan khác có thể dẫn đến việc thay đổi hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra nguyên liệu so với các nghiên cứu trước kia, Trung tâm Khảo nghiệm Kiểm nghiệm và Tư vấn Chất lượng nông lâm thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT) đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” do TS. Trần Đăng Ninh làm chủ nhiệm đề tài.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tối đa là 84,1% (đối với phương pháp chuẩn bị theo mẫu TCVN).
Để thống nhát các thức lấy mẫu, chuẩn bị mẫu tại phòng kiểm nghiệm và phương pháp phân tích mẫu, nhóm nghiên cứu đề nghị xây dựng quy chuẩn quốc gia hoặc bổ sung tạm thời vào Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT.
Có thể bạn quan tâm
Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.
Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.
Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).
Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.
Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.