Cam Sành Ở Bắc Quang Được Công Nhận Tốp 10 Sản Phẩm Dịch Vụ Người Tiêu Dùng Tin Cậy

Vừa qua, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thực hiện Chương trình khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng tin cậy – 2014. Qua đó, đã chứng nhận sản phẩm Cam sành Hà Giang của Hiệp hội cam sành huyện Bắc Quang đạt Tốp 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy.
Trong năm 2014, cam sành Bắc Quang còn vinh dự được Chương trình khảo sát sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo phối hợp với Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế tổ chức, chứng nhận sản phẩm Cam sành của Tổ dịch vụ sản xuất cam an toàn thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang đạt Nhãn hiệu ưa dùng. Cũng trong năm, Ban chỉ đạo Chương trình “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt” đã chứng nhận Cam sành Hà Giang do hộ ông Phạm Quang Lân, ở Bắc Quang sản xuất đạt danh hiệu Vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt – 2014”.
Các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn không chỉ cho thấy đặc sản cam sành của miền đất Hà Giang đang từng ngày chiếm được sự tin dùng của thị trường mà còn động viên người sản xuất chú trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Related news

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.