Mô hình thâm canh cây điều, cây xoài tại Phù Cát cho năng suất, hiệu quả cao

Qua tham quan mô hình thâm canh cây điều tại trang trại của ông Huỳnh Văn Phương ở thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp cho thấy, nếu áp dụng chặt chẽ các tiến bộ kỹ thuật mới về cắt cành, tạo tán, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, kết hợp tưới nước, trồng xen cây trồng cạn sẽ mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với bình thường.
Thực tế tại mô hình cho thấy, qua đầu tư thâm canh, năng suất vườn điều của hộ gia đình ông Phương đạt bình quân 2,5 tấn/ha; cao gấp 3 - 4 lần so với các vườn điều đối chứng. Đối với mô hình thâm canh vườn xoài cát Hòa Lộc của hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc tại thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh đã cho năng suất bình quân đạt từ 10 - 12 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với các vườn xoài đối chứng tại địa phương.
Từ kết quả khả quan trên, Sở NN&PTNT đã khuyến cáo nông dân đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp thâm canh cho cây điều, cây xoài.
Có thể bạn quan tâm

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, Cty CP Rau quả Tiền Giang đã thu mua hơn 12 triệu trứng cút của trang trại để chế biến trứng cút đóng lon XK sang Nhật Bản.

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.