Cam, quýt bị sâu bệnh, thiệt hại lớn cho người dân Quang Thuận
Hơn 50% diện tích cam, quýt ở Quang Thuận già cỗi, năng suất giảm.
Xã Quang Thuận có gần 550 ha cam, quýt, vào vụ thấy cam, quýt lúc lỉu trên các sườn đồi, địa bàn xã tấp nập cảnh mua, bán quýt.
Hằng năm, nông dân trong xã thu hái khoảng ba nghìn tấn quả, mang lại nguồn thu nhập khoảng 30 tỷ đồng, số tiền rất lớn đối với một xã miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Quang Thuận.
Tuy vậy, hai, ba năm trở lại đây, hàng loạt diện tích cam, quýt bị nhiễm các loại sâu bệnh nấm thối rễ, sâu đục cành, vàng lá... dẫn đến rụng quả, chết cây nên nông dân rất lo lắng.
Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận Hà Minh Khoa cho biết:
“Diện tích bị nhiễm sâu bệnh không xử lý được đến nay đã lên đến khoảng 30 ha, do chưa có biện pháp diệt trừ hiệu quả nên phải chặt bỏ. Đáng lo là thời gian tới sâu bệnh sẽ lây lan thêm nhiều diện tích nữa”.
Việc phun thuốc diệt trừ các loại bệnh vàng lá gân xanh, nấm thối rễ, thối gốc hiện nay không hiệu quả, diện tích bị nhiễm bệnh và buộc phải chặt bỏ ngày một nhiều. Là cây chủ lực giúp người dân xã Quang Thuận giảm nghèo và làm giàu trong những năm qua, nhưng điều đặc biệt là, diện tích cam, quýt đã chặt bỏ thì sau đó không trồng được cam, quýt nữa, vì cây còi cọc, chăm sóc thế nào cũng không phát triển được.
Trong gần 550 ha cam, quýt của xã Quang Thuận, có hơn một nửa diện tích đã trồng từ nhiều năm trước, cây già cỗi nên bị nhiều loại sâu bệnh, ít quả, mẫu mã không đẹp, chất lượng giảm.
Một trong những nguyên nhân có thể làm cho sâu bệnh phát triển, là trong những năm qua người dân thường xuyên sử dụng thuốc phun diệt cỏ trên đất trồng cam, quýt nên đất bị thoái hóa, cằn cỗi làm cho cây kém phát triển, sức đề kháng yếu và dễ nhiễm sâu bệnh.
Trước thực trạng đó, chính quyền và các đoàn thể xã Quang Thuận khuyến cáo người dân không nên dùng thuốc diệt cỏ mà nên sử dụng các biện pháp thủ công như cuốc, rẫy cỏ.
Xã Quang Thuận đang phối hợp với một doanh nghiệp ở Hà Nội tập huấn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam, quýt, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón sinh học thay thế các loại phân hóa học giúp cây phục hồi nhanh, tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, hạn chế bệnh nám quả, nứt quả.
Việc sử dụng phân bón sinh học đã được thực hiện tại khoảng 70 gia đình trên địa bàn xã và cho hiệu quả tốt. Gia đình ông Đinh Quang Tuyên, thôn Bóc Khún đã sử dụng phân bón sinh học được 2 vụ, hiện cây cam, quýt phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh.
Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận Hà Minh Khoa cho biết:
“Địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người trồng cam, quýt sử dụng phân hữu cơ, những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc cây, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả.
Đối với vườn cam, quýt bị nhiễm bệnh glynil vàng lá gân xanh mà bị chết sẽ vận động người dân chuyển sang luân canh một vụ cây keo tai tượng, sau vài năm trở lại trồng cam, quýt.
Với diện tích cây lâu năm bị già cỗi, đất đóng chặt, cây không thể phục hồi thì tiến hành trồng cây chuối tây giúp hút ẩm, có giun cải tạo đất để sau đó một thì gian có thể trồng lại cam, quýt”.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.
Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao
Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.
Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.