Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa
Trọng tâm của dự án là: Hỗ trợ nâng cấp, kiện toàn trang thiết bị nhà sơ chế, đóng gói của HTX đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 200m2, cho phép giảm thất thoát, nâng chất lượng và sức cạnh tranh quả sầu riêng khi tham gia thị trường. Qua đó, góp phần nâng giá trị nông sản chủ lực trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo tiền đề thuận lợi để HTX mở rộng qui mô sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho xã viên và nông dân vùng chuyên canh theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Tỉnh hiện có trên 5.000 ha sầu riêng đang cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm gần 100.000 tấn quả. Diện tích trên tập trung chủ yếu tại các xã phía Nam huyện Cai Lậy. Tỉnh đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm "sầu riêng Ngũ Hiệp", thành lập được HTX sầu riêng Ngũ Hiệp chuyên sản xuất, thu mua, tiêu thụ sầu riêng cho bà con. Hiện nay, bình quân mỗi ngày, HTX thu mua từ 3 - 4 tấn sầu riêng cung ứng cho các đầu mối tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nhà sơ chế, đóng gói được nâng cấp đi vào hoạt động giúp giảm thất thoát sau thu hoạch tối thiểu 1% sản lượng/ngày do hư hao, chất lượng kém bởi không đóng gói kịp.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.
Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.
Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.
Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.