Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn
Chính vì vậy, quyết tâm phát triển cam VietGAP của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình sẽ cần nhiều thời gian hơn, nhiều nỗ lực hơn để biến quyết tâm thành hiện thực.
Cuối năm 2014, trong dịp đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, một niềm vui nữa đến với người trồng cam nơi đây. Đó là việc hoàn thành và trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cam Cao Phong của Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra – huyện Cao Phong. Diện tích được chứng nhận là 46,97 ha, với 4 sản phẩm chính gồm cam Canh, cam CS1, cam Xã Đoài và quýt Ôn Châu. Thời hạn chứng nhận từ 14/11/2014 đến 13/11/2016. Đây là diện tích cam VietGAP đầu tiên của tỉnh, dự kiến sẽ cho sản lượng khoảng 2.500 tấn mỗi năm.
Trao đổi về diễn biến này, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: Quá trình chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cam Cao Phong được Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) - một đơn vị thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường chất lượng, Bộ KH&CN - thực hiện. QUACERT được đánh giá là tổ chức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng. Quá trình thực hiện VietGAP trên cam Cao Phong gắn liền với quá trình tư vấn hình thành nhóm hộ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác.
Sau khi được trao chứng nhận VietGAP, các cơ quan chuyên môn của huyện Cao Phong và nhóm nông dân VietGAP sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số mã vạch và in bao bì nhãn mác theo kế hoạch đã đề ra. Điều này đảm bảo cho sản phẩm sau khi được chứng nhận VietGAP sẽ có đủ các thông tin cần thiết để nhận diện sản phẩm trên thị trường, cũng là yếu tố để đảm bảo sản phẩm VietGAP đến tận tay người tiêu dùng một cách rõ ràng, minh bạch, đảm bảo phục vụ tốt khâu truy suất nguồn gốc.
Được biết, “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt” (GAP) là tập hợp các tiêu chí hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động. Tại Việt Nam,việc được chứng nhận VietGAP đã giúp cho nhiều sản phẩm nông sản của nước ta có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, chứng nhận VietGAP cho nhóm sản phẩm rau, quả, chè được giám sát, đánh giá qua 68 chỉ tiêu, bao gồm 43 chỉ tiêu nhóm A - bắt buộc phải thực hiện, 19 chỉ tiêu nhóm B - cần thực hiện,6 chỉ tiêu nhóm C - khuyến khích thực hiện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hoàn thành chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chủ lực của địa phương, từ giữa năm 2013, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã có chủ trương và chỉ đạo thực hiện hoạt động chứng nhận ATTP, chứng nhận VietGAP cho sản phẩm cam, quýt của huyện.Cuối năm 2013, BCĐ thực hiện VietGAP, tổ chuyên gia thực hiện VietGAP đã được thành lập, sau đó tích cực triển khai kế hoạch với các nội dung trọng tâm: thiết lập bộ máy quản lý, giám sát; điều tra, quy hoạch, khoanh vùng; lựa chọn đơn vị tư vấn; thành lập nhóm nông dân tự nguyện áp dụng VietGAP; đánh giá chứng nhận; tuyên truyền và xúc tiến thương mại. Mục tiêu là xây dựng mô hình sản xuất cam theo quy trình VietGAP quy mô khoảng 50 ha, là mô hình để các địa phương trong vùng tham quan học tập và nhân rộng diện tích sản xuất cam theo hướng ATTP đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ông Trần Văn Tuyên, đại diện Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra chia sẻ: Theo chương trình sản xuất cam VietGAP của huyện, Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra được thành lập với 15 hộ thành viên, đóng góp tổng diện tích 46,97 ha cam trồng theo quy trình VietGAP. Đây đều là các hộ trồng cam tiêu biểu trên địa bàn huyện, có diện tích sản xuất lớn, có kỹ thuật và kinh nghiệm thâm canh cây cam, đặc biệt là đều có chung quyết tâm cùng nhau xây dựng thương hiệu Cam Cao Phong phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các hộ được tập huấn và tuân theo các quy định nghiêm ngặt từ khâu lựa chọn cây giống đến các kỹ thuật chăm sóc, quản lý dịch bệnh, sử dụng phân bón… đảm bảo tạo ra những sản phẩm cam “sạch” vừa có chất lượng tốt vừa có mẫu mã đẹp, được thị trường đón nhận với ưu điểm vượt trội là tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tự tin với sản phẩm Cam Cao Phong được chứng nhận VietGAP, ông Trần Văn Tuyên khẳng định: Với việc được chứng nhận VietGAP, Nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra càng ý thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia sản xuất cam theo quy trình VietGAP. Đặc biệt, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề thương mại sản phẩm, chúng tôi càng quyết tâm giữ gìn và phát huy thương hiệu Cam Cao Phong, tiếp tục đảm bảo tốt các quy định sản xuất cam VietGAP để tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tự tin hướng tới các thị trường khó tính nhất.
Có thể bạn quan tâm
Tại chợ Long Biên, phần lớn cam đổ về chợ là cam Trung Quốc, cam Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, cam Trung Quốc bán đổ đống với giá 15.000-17.000 đồng/kg. Từ chợ Long Biên, cam về các chợ nhỏ lẻ, được “thay tên, đổi họ” gắn mác cam Vinh bán với giá cao.
Sau 2 năm dự án cạnh tranh nông nghiệp “vào” với vùng cam Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An), những vườn đồi cam nơi đây đã có sự đổi thay rõ rệt. Chất lượng cũng như năng suất cây cam được cải thiện, thu nhập và đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể.
Do nguồn cung tăng, giá bán lẻ nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, mận, xoài, nho… hiện giảm 3.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.
Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.