Để vụ lúa thành công trên đất tôm
Theo kế hoạch, vụ lúa - tôm năm 2015, huyện U Minh triển khai thực hiện trên diện tích 10.200 ha, tập trung ở các vùng chuyển dịch thuộc các xã: Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Hoà, Khánh Tiến, Khánh Hội và thị trấn U Minh. Nhiều hộ tiến hành gieo mạ được hơn 1 tháng tuổi, hiện các diện tích mạ này đang phát triển khá tốt, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu gieo cấy của người dân. Ðể có được vụ mùa thắng lợi, người dân trên địa bàn huyện U Minh đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm.
Ông Trần Hoàng Nam, ở khóm 1, thị trấn U Minh, chia sẻ: “Năm rồi năng suất lúa không đạt là do tôi rửa mặn không được, vì trời nắng nhiều, mưa ít nên đành chịu. Năm nay, đầu mùa giờ mưa cũng tương đối khá nên tôi tranh thủ rửa mặn cho tốt. Tính ra đầu mùa mưa giờ tôi bơm xả, hứng nước mưa cũng được 4 lần, coi như ổn, nhưng nếu có mưa tôi sẽ tiếp tục bơm xả tiếp, vì càng rửa mặn sạch, năng suất lúa sẽ càng cao”.
Một trong những kinh nghiệm cũng góp phần không nhỏ vào thành công của vụ lúa - tôm được người dân trên địa bàn huyện U Minh đúc kết là sử dụng giống lúa cấp xác nhận. Từ kinh nghiệm thực tế, vụ mùa năm nay hầu hết những hộ tham gia sản xuất lúa trên đất nuôi tôm đều chọn giống cấp xác nhận như: OM 6677, ST20, ST5, OM 2517, OM 2395; Một bụi đỏ, Tép hành, Một bụi lùn, Trắng tròn, Trắng biển để gieo sạ.
Ông Lê Văn Toàn, ở ấp 2, xã Khánh Hoà, chia sẻ: “Có thể nói, giống là một trong những khâu quan trọng quyết định thành công vụ mùa, từ thực tế áp dụng tại gia đình trong những năm qua, tôi thấy sử dụng giống lúa cấp xác nhận sản xuất là tốt nhất. Tuy đầu tư có cao hơn các giống lúa thường nhưng bù lại ít sâu bệnh, năng suất lại cao, bán cũng có giá hơn. Chính vì thế, vụ này tôi quyết định chọn giống Một bụi đỏ”.
Ðề phòng nắng hạn, năm nay, người dân ở những vùng chuyển dịch trên địa bàn huyện U Minh đã triển khai thực hiện việc gieo mạ sớm hơn mọi năm, khi mạ được 1 tháng tuổi sẽ tiến hành cấy giặm. Cách thức này giúp người dân khắc phục tình trạng nắng đồng thời tiết kiệm được lượng giống lúa đầu tư ban đầu.
Ông Dư Văn Khởi, ấp 2, xã Nguyễn Phích, cho biết: "Trước đây, với 10 công đất, tôi phải gieo hơn 1 giạ rưỡi giống thì mới cấy đủ, nay chỉ cần khoảng 15kg là đủ. Vì sau khi cấy giặm, mạ sẽ nở ra gấp nhiều lần. Làm như vậy mình cũng tiện khi nhổ cấy, bởi khi cấy giặm mình thực hiện một đường chạy dài theo mẫu ruộng, đến khi cấy, mình nhổ bỏ qua hai bên là cấy nên nhẹ công vận chuyển”.
Bà Trần Hồng Ửng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết, theo kế hoạch, vụ mùa năm 2015, người dân bắt đầu gieo cấy vụ lúa - tôm vào giữa tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 9 dương lịch. Những năm qua, vụ lúa - tôm là một trong những vụ lúa được người dân huyện U Minh quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Chính vì thế, năm nay người dân cũng rất khẩn trương bắt tay vào thực hiện, cộng với thời tiết thuận lợi, tôi tin rằng bà con sẽ có vụ mùa thành công”.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.
Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.
Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.
Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.
Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.