Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho
Mô hình nghiên cứu thử nghiệm do Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Huyền thực hiện và được thực nghiệm trên diện tích 2.000m2 nho đỏ của nông hộ Bùi Văn Đức và Huỳnh Văn Dình tại xã Nhơn Sơn, từ 20-7 đến 13-8-2015. Kết quả bước đầu cho thấy vườn nho sử dụng chế phẩm SRE&RL năng suất đạt 1.668 kg/sào; trái nứt hư hỏng, nấm bệnh chiếm 3,32%; tăng thu nhập 3,9 triệu đồng/sào so với vườn nho đối chứng của nông dân đạt năng suất 1.517kg/sào; trái hư hỏng, nấm bệnh chiếm 13,5%.
Chế phẩm sinh học SRE&RL còn được nghiên cứu thử nghiệm bảo quản nho sau thu hoạch tại Công ty TNHH Sản xuất& Thương mại Thái Thuận. Mô hình thực hiện trên 500kg nho đỏ kết hợp công nghệ bao gói bảo quản ở nhiệt độ thường. Qua một tuần bảo quản cho thấy nho sử dụng chế phẩm SRE&RL bảo quản tổn thất khối lượng tự nhiên và tổn thất do hư hỏng trái chiếm 8,57% so với nho đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học SRE&RL bị hư hỏng, tổn thất 63,3%.
PGS.TS Lê Đức Mạnh (Bộ Khoa học& Công nghệ) nhận xét mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL trên cây nho bước đầu đem lại kết quả đáng khích lệ. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phổ biến rộng rải việc ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, hiện đơn vị đang triển khai thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. Đơn vị cũng vừa du nhập thêm một số giống hoa mới để tổ chức nhân giống phục vụ nông dân sản xuất hoa cây cảnh. Được biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch.
Những ngày qua, việc tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bệnh lạ đang là đề tài thời sự, khiến hàng trăm hộ nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An phân tâm và lo lắng.
Quý I/2012 trôi qua với đầy sóng gió cho hàng loạt mặt hàng nông sản XK của nước ta, đặc biệt là mặt hàng điều và cà phê. Duy nhất chỉ hồ tiêu vẫn giữ được “phong độ” khi giá bán ngay từ đầu niên vụ mới 2012 đã cao gấp 30% so với cùng kỳ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại…
Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.
Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.