Cam, quýt bị sâu bệnh, thiệt hại lớn cho người dân Quang Thuận

Hơn 50% diện tích cam, quýt ở Quang Thuận già cỗi, năng suất giảm.
Xã Quang Thuận có gần 550 ha cam, quýt, vào vụ thấy cam, quýt lúc lỉu trên các sườn đồi, địa bàn xã tấp nập cảnh mua, bán quýt.
Hằng năm, nông dân trong xã thu hái khoảng ba nghìn tấn quả, mang lại nguồn thu nhập khoảng 30 tỷ đồng, số tiền rất lớn đối với một xã miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Quang Thuận.
Tuy vậy, hai, ba năm trở lại đây, hàng loạt diện tích cam, quýt bị nhiễm các loại sâu bệnh nấm thối rễ, sâu đục cành, vàng lá... dẫn đến rụng quả, chết cây nên nông dân rất lo lắng.
Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận Hà Minh Khoa cho biết:
“Diện tích bị nhiễm sâu bệnh không xử lý được đến nay đã lên đến khoảng 30 ha, do chưa có biện pháp diệt trừ hiệu quả nên phải chặt bỏ. Đáng lo là thời gian tới sâu bệnh sẽ lây lan thêm nhiều diện tích nữa”.
Việc phun thuốc diệt trừ các loại bệnh vàng lá gân xanh, nấm thối rễ, thối gốc hiện nay không hiệu quả, diện tích bị nhiễm bệnh và buộc phải chặt bỏ ngày một nhiều. Là cây chủ lực giúp người dân xã Quang Thuận giảm nghèo và làm giàu trong những năm qua, nhưng điều đặc biệt là, diện tích cam, quýt đã chặt bỏ thì sau đó không trồng được cam, quýt nữa, vì cây còi cọc, chăm sóc thế nào cũng không phát triển được.
Trong gần 550 ha cam, quýt của xã Quang Thuận, có hơn một nửa diện tích đã trồng từ nhiều năm trước, cây già cỗi nên bị nhiều loại sâu bệnh, ít quả, mẫu mã không đẹp, chất lượng giảm.
Một trong những nguyên nhân có thể làm cho sâu bệnh phát triển, là trong những năm qua người dân thường xuyên sử dụng thuốc phun diệt cỏ trên đất trồng cam, quýt nên đất bị thoái hóa, cằn cỗi làm cho cây kém phát triển, sức đề kháng yếu và dễ nhiễm sâu bệnh.
Trước thực trạng đó, chính quyền và các đoàn thể xã Quang Thuận khuyến cáo người dân không nên dùng thuốc diệt cỏ mà nên sử dụng các biện pháp thủ công như cuốc, rẫy cỏ.
Xã Quang Thuận đang phối hợp với một doanh nghiệp ở Hà Nội tập huấn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam, quýt, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón sinh học thay thế các loại phân hóa học giúp cây phục hồi nhanh, tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, hạn chế bệnh nám quả, nứt quả.
Việc sử dụng phân bón sinh học đã được thực hiện tại khoảng 70 gia đình trên địa bàn xã và cho hiệu quả tốt. Gia đình ông Đinh Quang Tuyên, thôn Bóc Khún đã sử dụng phân bón sinh học được 2 vụ, hiện cây cam, quýt phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh.
Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận Hà Minh Khoa cho biết:
“Địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người trồng cam, quýt sử dụng phân hữu cơ, những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc cây, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả.
Đối với vườn cam, quýt bị nhiễm bệnh glynil vàng lá gân xanh mà bị chết sẽ vận động người dân chuyển sang luân canh một vụ cây keo tai tượng, sau vài năm trở lại trồng cam, quýt.
Với diện tích cây lâu năm bị già cỗi, đất đóng chặt, cây không thể phục hồi thì tiến hành trồng cây chuối tây giúp hút ẩm, có giun cải tạo đất để sau đó một thì gian có thể trồng lại cam, quýt”.
Related news
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến hết quý 3 năm 2015, toàn tỉnh có gần 192 ha diện tích thả nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn về kinh tế do nhiễm bệnh.

Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng thế giới. Mà tôm khô ngon, được nhiều người biết đến nhờ chỉ dẫn địa lý là tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau).
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.