Cẩm Khê Tập Trung Chăm Sóc Lúa Mùa
Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.
Do làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ đầu vụ cộng với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất ở một số xứ đồng và tranh thủ thời tiết thuận lợi nên chỉ trong một thời gian ngắn toàn huyện đã gieo cấy xong vụ mùa đúng khung lịch thời vụ đạt 103% so với kế hoạch. Hiện nay lúa đang vào giai đoạn bén rễ hồi xanh. Nhân dân trong toàn huyện đang tập trung làm cỏ, dẫn nước vào ruộng bón thúc xong đợt 1, chuẩn bị bón thúc đợt 2.
Theo kết quả kiểm tra của trạm bảo vệ thực vật, trên một số cánh đồng đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại từ nhẹ đến trung bình như: Sâu cuốn lá nhỏ từ 16 đến 32 con/m, khô vằn, đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, vàng sinh lý đã xuất hiện trên những chân ruộng cấy mau, bón nhiều đạm.
Ngoài ra bệnh rầy nâu mức độ từ 300 đến 800 con/m xuất hiện rải rác ở các xã Hiền Đa, Tình Cương, Tuy Lộc. UBND huyện, trạm bảo vệ thực vật đã yêu cầu các xã cùng với bà con nông dân thường xuyên thăm đồng kiểm tra, phát hiện, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.
Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại