Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả

Ngày 22-7, Trung tâm Khuyến nông tổ chức kiểm tra, đánh giá mô hình nuôi giống gà ri lai Đabacô trong nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.
Mô hình được thực hiện tại 10 hộ dân, với quy mô 2.130 con gà; trung bình mỗi hộ nuôi 200 con. Các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, 50% tiền thức ăn và được cán bộ khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh.
Giống gà ri lai Đabacô ít dịch bệnh, có tỷ lệ sống cao (hơn 90%), chất lượng thịt thơm, ngon. Mô hình giúp các hộ dân tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, nên lãi suất được nâng cao, trung bình 100 con gà ri lai được nuôi trong vòng 3 tháng cho lãi từ 4 đến 5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Thanh Mai (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) xuất thân từ gia đình làm ruộng, nghèo. Do vậy, từ nhỏ, cậu bé Mai đã luôn ôm mộng làm giàu từ nông nghiệp. Sau nhiều trăn trở với đủ nghề để mưu sinh từ chăn nuôi heo, xay cà phê, làm thùng suốt lúa… ông Mai cho ra đời nhà máy xay xát lúa. Song, cuối cùng, ông Mai lại thành công với nghề nuôi cá sấu.

Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm trang trại bò sữa sẽ cung ứng cho thị trường hơn 3,5 triệu lít sữa bò tươi chất lượng cao và hơn 300 con bò sữa giống cao sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Thành.

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.