Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh
Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.
Với diện tích 0,5 ha, anh Loan đã thả 20 vạn con tôm giống (mật độ 40con/m²). Sau 80 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm đạt 90 %; kích cỡ tôm đạt 56 con/kg, anh tiến hành thu hoạch được 3,3 tấn/0,5ha (Năng suất đạt 6,6 tấn/ha).
Tôm thu hoạch đều cỡ, sáng bóng được anh bán với giá 150.000 đồng/kg, thu được tổng số tiền là 495 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.
Sau gần 3 tháng theo dõi, chỉ đạo sát sao quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt anh Hoàng Xuân Kiên - cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: để nuôi thành công, người nuôi phải đầu tư tốt ao nuôi, điện lưới, máy móc và các thiết bị cần thiết khác.
Khâu chọn con giống đảm bảo chất lượng và việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi rất quan trọng. Sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần…
Trong quá trình nuôi cần định kỳ sử dụng men vi sinh, vitamin, khoáng chất sẽ hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh nên vừa tiết kiệm được chi phí vừa giải quyết được môi trường nước ao đảm bảo sạch.
Sự thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Thạch Đỉnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Từ đó tạo điều kiện cho bà con nông dân xã Thạch Đỉnh được tiếp cận khoa học kỹ thuật, tin tưởng, mạnh dạn, đầu tư phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa phương vận động bà con đầu tư xây dựng, nhằm phát huy một cách có hiệu quả hơn lợi thế về tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản sẵn có của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.
Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.
Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.