Chăm Sóc Lúa Mùa Ở Điện Biên Đông

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.
Các cơ quan chức năng đang tập trung hướng dẫn nông dân tích cực chăm bón, phòng trừ chuột, sâu bệnh gây hại để diện tích lúa mùa phát triển tốt...
Theo báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Đông: Vụ mùa năm 2014, toàn huyện gieo cấy 1.645ha, tăng 43ha (2,7%) so với vụ mùa năm 2013. Cơ cấu lúa giống gồm các loại Bắc thơm số 7 và IR64 là 987ha, chiếm 60% tổng diện tích gieo cấy; giống địa phương bà con tự chọn 658ha chiếm 40% tổng diện tích.
Tại các xã được xác định là vùng trọng điểm canh tác lúa mùa như: Luân Giói (diện tích gieo cấy đạt 341ha); Mường Luân (210ha); Chiềng Sơ (130ha); Na Son (120ha), nông dân đang tập trung làm cỏ, bón thúc các loại phân kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa đẻ nhánh.
Để duy trì và đảm bảo nước tưới cho 100% diện tích lúa mùa, trước thời gian xuống giống, UBND huyện Điện Biên Đông chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng toàn bộ hệ thống kênh, mương trên địa bàn, kịp thời tu sửa, nâng cấp một số tuyến kênh quan trọng tại các xã: Mường Luân, Luân Giói, Chiềng Sơ; đồng thời, huy động trên 3.000 ngày công lao động tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng.
Nông dân các bản: Pá Khôm (xã Luân Giói); bản Cang (xã Chiềng Sơ); bản Sư Lư B (xã Na Son) đã đào trên 2.000m kênh dẫn nước, đảm bảo nước tưới cho hơn10ha ruộng mới khai hoang.
Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa, cán bộ kỹ thuật Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông và cán bộ khuyến nông các xã luôn bám cơ sở, hướng dẫn nông dân kiểm tra, thăm đồng đặt các bẫy đèn theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh, để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Thời gian qua, một số loại sâu bệnh như sâu cuốn lá, bọ xít, các loại rầy: rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện trên diện tích lúa trà sớm thuộc cánh đồng bản Pá Vạt 1, 2, 3 (xã Mường Luân); bản Giói A, B, C xã Luân Giói), bản Na Son, thị trấn Na Son...
Đặc biệt, trên một số diện tích rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện với tỷ lệ từ 60 - 70 con/m2. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông dân đã làm tốt công tác khoanh vùng, diệt trừ sâu bệnh hiệu quả.
Trên những diện tích gieo cấy trà sớm, trà chính vụ, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp các cơ quan chức năng tập trung hướng dẫn nông dân làm cỏ, bón phân cân đối đúng kỹ thuật. Theo đó, nông dân được khuyến cáo giữ mực nước ổn định cho lúa từ 2 - 3cm, kết hợp làm cỏ, sục bùn, phá váng tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày vừa qua có thông tin phần lớn cá tầm, ếch bán tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội được nhập lậu từ Trung Quốc về bán với giá rẻ.

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Hiệp Xương (An Giang) có nhiều giải pháp tập trung thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình “Trồng cây rau muống lấy hạt” là một trong những điển hình của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.