Cẩm Khê Tập Trung Chăm Sóc Lúa Mùa

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.
Do làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ đầu vụ cộng với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất ở một số xứ đồng và tranh thủ thời tiết thuận lợi nên chỉ trong một thời gian ngắn toàn huyện đã gieo cấy xong vụ mùa đúng khung lịch thời vụ đạt 103% so với kế hoạch. Hiện nay lúa đang vào giai đoạn bén rễ hồi xanh. Nhân dân trong toàn huyện đang tập trung làm cỏ, dẫn nước vào ruộng bón thúc xong đợt 1, chuẩn bị bón thúc đợt 2.
Theo kết quả kiểm tra của trạm bảo vệ thực vật, trên một số cánh đồng đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại từ nhẹ đến trung bình như: Sâu cuốn lá nhỏ từ 16 đến 32 con/m, khô vằn, đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, vàng sinh lý đã xuất hiện trên những chân ruộng cấy mau, bón nhiều đạm.
Ngoài ra bệnh rầy nâu mức độ từ 300 đến 800 con/m xuất hiện rải rác ở các xã Hiền Đa, Tình Cương, Tuy Lộc. UBND huyện, trạm bảo vệ thực vật đã yêu cầu các xã cùng với bà con nông dân thường xuyên thăm đồng kiểm tra, phát hiện, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Related news

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) TPHCM, tại buổi họp báo về quản lý an toàn thực phẩm do sở này phối hợp với Sở Công thương và Sở Y tế tổ chức ngày 24-11.

Ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 mới nhất được ghi nhận tại hộ chăn nuôi thuộc xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến 649 con gia cầm mắc bệnh, bị chết
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.