Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao
Ở tỉnh ta, nói đến chè cây cao là người ta tin rằng đó là chè Tủa Chùa. Nhưng ít người biết, chè cây cao đã gắn bó với người dân ở Can Hồ thuộc bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà hơn 13 năm qua.
Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.
Đối với đồng bào vùng cao, việc kiên trì chăm sóc, bảo vệ một loại cây công nghiệp dài ngày không phải là cây trồng truyền thống lại là loại cây không dễ trồng như chè cây cao quả là điều hiếm thấy.
Nhưng chính sự kiên trì ấy của các hộ dân ở Can Hồ, giờ cây chè đã cho hiệu quả bước đầu. Anh Kháng A Dìa, người dân ở Can Hồ cho biết: Nhóm chúng tôi có 9 hộ gia đình ở Can Hồ thì cả 9 hộ đều tham gia trồng chè. Gia đình nào ít thì cũng trồng hơn 500 cây; gia đình nhiều thì hơn 1.000 cây.
Đầu năm 2014, Công ty chè Phan Nhất đã đầu tư máy sơ chế chè tại chỗ và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cây cao cho người dân Can Hồ. Các hộ gia đình còn được hướng dẫn kỹ thuật thu hái, sơ chế để thành phẩm chè đảm bảo các yêu cầu về chất lượng tương tự như chè được thu hái ở Tủa Chùa.
Hiện nay, chè cây cao ở Can Hồ sau khi sơ chế, được đơn vị thu mua ngay tại nhà với giá thành 100.000 đồng/kg. Anh Kháng A Sình người dân nhóm bản Can Hồ chia sẻ: Diện tích chè cây cao đầu tiên ở Can Hồ được trồng vào năm 2001.
Vài năm trở lại đây, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, người dân Can Hồ tiếp tục được đầu tư cây giống để mở rộng diện tích. Tính đến nay, diện tích trồng chè cây cao ở Can Hồ đã được nâng lên hơn 3ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, chè cây cao phát triển tốt trên đồng đất Can Hồ.
Ông Lý Pháng Sinh, Chủ tịch UBND xã Hừa Ngài tâm sự, có thể nói, chè cây cao hiện nay được coi là loại cây công nghiệp dài ngày mũi nhọn, cây xóa đói, giảm nghèo ở Can Hồ. Đất không phụ công người, kiên trì bám trụ với chè cây cao, giờ đây người dân ở Can Hồ, bản Há Là Chủ B đã được nếm vị ngọt.
Tuy rằng nguồn thu nhập từ chè cây cao chưa thể giúp các hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo trong một sớm, một chiều; nhưng giờ đây, chè sau khi thu hái đã được bao tiêu và có đầu ra ổn định. Người dân Can Hồ vẫn phải trồng ngô, trồng lúa ở những diện tích nương xa nhà nhiều giờ đi bộ, nhường diện tích gần nhà cho cây chè.
Nhưng tin rằng trong tương lai không xa, vị ngọt của chè cây cao ở Can Hồ sẽ tăng lên bội phần, khi mà thu nhập từ chè cũng được nâng lên. Và khi đó, những mái nhà tranh ở Can Hồ sẽ được thay thế; cuộc sống của người dân nơi đây cũng bớt đi khó khăn, nhọc nhằn.
Có thể bạn quan tâm
Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.
Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.