Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Phòng Và Trị Bệnh Ở Vịt

Phòng Và Trị Bệnh Ở Vịt
Ngày đăng: 31/01/2013

Untitled Document<p><strong>1. Bệnh giun chỉ ở vịt </strong></p><p>Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá... Chúng giống như những sợi chỉ nhỏ dài khoảng 1,2-8cm, ngang khoảng 0,08- 0,15mm, đằng trước và đằng sau thu nhỏ. Ký sinh trùng ký sinh ở vịt đẻ từ 3 - 8 tuần tuổi. Tỷ lệ vịt nhiễm ở độ tuổi này có khi chiếm 60 - 80%. Bệnh thường gặp vào mùa hè ở những vùng có nhiệt độ nóng bức.</p><p>Giun chỉ ký sinh trong mô dưới da, tập trung ở vùng dưới hai hàm dưới và gây viêm tạo thành các tổ chức với các mô xung quanh thành thực quản và dày lên như một khối u. Với mắt thường ta cũng dễ dàng quan sát thấy từ xa hoặc dùng tay nắn khu vực vùng giữa hai hàm dưới ta cũng có thể thấy cục cứng, có khi chúng chiếm hết cả vùng hầm dưới xuống đến cổ. Nếu mổ khối u này ra, ta có thể thấy nhiều con giun quấn lại với nhau thành từng búi, màu trắng hồng. Dùng tay có thể bóc tách loại bỏ cả tổ chức ký sinh trùng. Bệnh gây tử vong cho vịt khoảng 10%, nhưng phần lớn là chèn ép vùng họng, khiến ăn uống kém, khó tìm kiếm thức ăn, thiếu máu và vịt chậm lớn hẳn so với con cùng đàn.</p><p><strong>Cách điều trị </strong></p><p>-Một cách chữa loại bệnh này rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao là tiêm vào ổ ký sinh trùng mỗi con 2ml dung dịch thuốc tím KMnO4 0,5%; dung dịch Iodine 1% hoặc dung dịch Natri chloride NaCl 5%. Ký sinh trùng sẽ chết và nốt sưng sẽ biến mất sau 7- 10 ngày. </p><p>-Có thể chữa bằng các loại thuốc tẩy giun tròn thông thường khác như Mebendzol 10% dùng với liều 1g thuốc dùng cho 2kg thể trọng. Levamysol 7,5% tiêm dưới da 1ml/2kg thể trọng. Chích xung quanh túi giun hoặc tiêm thẳng vào ổ ký sinh trùng 1- 2ml/con. Ngoài ra, còn cách chữa dân gian là mổ loại bỏ khối u và bóc tách hết tất cả ký sinh trùng, sau đó sát trùng tốt vết thương bằng các loại thuốc sát trùng và bột kháng sinh. </p><strong>2. Bệnh phù đầu vịt</strong><p>-Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). </p><p>-Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi. Không có thuốc để trị bệnh này. Sử dụng vắc- xin phòng bệnh là biện pháp duy nhất để vịt không mắc bệnh. Hiện nay, trên thị trường có vắc-xin dịch tả vịt do Công ty Thuốc Thú y Trung ương II sản xuất có hiệu quả rất tốt.</p><p>-Trường hợp vịt bị nhiễm bệnh dịch tả thì tốt nhất là loại khỏi đàn, để trống chuồng ít nhất 6 tháng (là thời gian sạch vi-rút) rồi mới nuôi tiếp đợt khác.</p><strong>3. Bệnh tụ huyết trùng vịt</strong><p>-Nguyên nhân: Pasteurella multocida (vi khuẩn) </p><p>-Dịch tễ: mọi lứa tuổi, giao mùa </p><p><strong>-Triệu chứng: </strong></p><p>+Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn…) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng </p><p>+Cấp tính: ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè, phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu, chảu máu mũi & miệng; sốt (43-44oC), khát, nằm bẹp, giẫy chết sau 2-5 ngày; tỉ lệ chết đêm bất thường; thả đồng: lùi xa đàn </p><p>+Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não </p><p>+Bệnh tích: toàn thân tím bầm, phổi tụ máu tím đen, ruột viêm đỏ </p><p><strong>-Phòng bệnh: </strong></p><p>+Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch </p><p>+Kháng sinh, sulfamid: 3-5 ngày </p><p>+Vaccin</p><p><strong>-Điều trị:</strong> </p><p>+Phân loại (khỏe, bệnh) </p><p>+Kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày) </p><p>+Kháng sinh: Peni + Strep, Cefa + Flor, Spira + Kana, Kana + Ampi + Colis, Peni + Kana, Kana + Ampi, Septryl, Sulfa… ; tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước </p><strong>4. Bệnh dịch tả vịt</strong><p><strong>-Nguyên nhân: </strong>virus </p><p>-Dịch tễ: mọi lứa tuổi, diễn biến nhanh (3-4 ngày), chết 90% </p><p><strong>-Triệu chứng:</strong> </p><p>+Bỏ ăn, sốt cao, khát, chảy nước mũi (trong à đục à bít lỗ mũi à thở khó), ủ rũ, xệ cánh, chúi đầu, không thích bơi lội </p><p>+Phân xanh, loãng, đôi khi lẫn máu, dính bết quanh lỗ huyệt </p><p>+Phù đầu nhưng mắt không chảy nước lẫn bọt khí (khác bệnh sưng phù đầu / coryza) </p><p>+Chảy nước mắt, viêm kết mạc à ghèn, mi mắt sưng </p><p>+Liệt chân, sợ ánh sáng, lòi gai sinh dục (đực) </p><p>+1 số: đầu cổ rung giật </p><p><strong>- Bệnh tích:</strong> </p><p>+Xuất huyết toàn thân (đặc trưng ở đường tiêu hóa) </p><p>+Cuống mề, trực tràng xuất huyết, phủ màng giả khó bóc </p><p>+Gan màu đồng, chấm hoại tử trắng, mật sưng </p><p>+Phòng bệnh: tiêm vaccin (nhược độc, đông khô): 14 ngày tuổi (vùng an toàn), 1 & 21 ngày tuổi (vùng có dịch) </p><p><strong>-Điều trị:</strong> </p><p>+Không có thuốc điều trị đặc hiệu </p><p>+Phát hiện, chẩn đoán kịp thời; cách ly vịt bệnh, tiêm vaccin (Kapevac…) cho vịt khỏe </p><p>+Sát trùng (diệt mầm bệnh), uống kháng sinh (phòng nhiễm khuẩn kế phát), vitamin + electrolytes (nâng cao đề kháng)</p><p> <strong>5.</strong> <strong>Chứng viêm teo mỏ vịt</strong></p><p> <strong>-</strong>Nguyên nhân: do vịt ăn hoặc uống phải chất nhạy cảm ánh sáng (chất cảm quang, photosensitive compounds). </p><p>-Dịch tễ: thường xảy ra trên vịt con hơn 10 ngày tuổi, vịt lông trắng dễ bị hơn vịt lông màu, tỉ lệ bệnh 60-70%, tỉ lệ chết 10-15% </p><p><strong>-Triệu chứng:</strong></p><p>Đầu tiên xuất hiện vết nám, rộp ở mỏ trên, vài ngày sau viêm nhiễm kế phát, lở loét, 1 tuần sau vết thương lành nhưng mỏ trên bị rụt (thụt) ngắn lại và bè ra, khó khăn khi ăn</p><p>-<strong>Bệnh tích: </strong> </p><p> Mỏ (teo ngắn lại, bè ra), gan (vi thể…) </p><p>-<strong>Phòng bệnh: </strong></p><p>Không cho vịt ăn hoặc uống chất nhạy cảm ánh sáng</p><p>Kiểm tra kỹ nguyên liệu chế biến thức ăn cho vịt (đặc biệt vịt con 1-21 ngày tuổi): không dùng nguyên liệu có lẫn cây cỏ chứa chất cảm quang, không dùng premix có chứa kháng sinh nhóm quinolone…</p><p>Khi úm vịt con 1-3 ngày tuổi, khi điều trị vịt bị bệnh (nhất là vịt con): tránh dùng những chế phẩm thú dược có chứa kháng sinh nhóm quinolone…</p><strong>-Điều trị:</strong><p>Ngừng sử dụng thức ăn, nước uống nhiễm chất cảm quang</p><p>Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời</p><p>Chống dị ứng: corticosteroids</p><p>Tăng cường chức năng giải độc của gan: sorbitol</p><p>Bổ trợ: sinh tố tổng hợp (vitamines), điện giải (electrolytes)</p><p><strong>6. Nấm phổi ở vịt</strong> </p><p>Nấm phổi là bệnh liên quan đến đường hô hấp, phổ biến ở vịt, đặc biệt là vịt con mới nuôi. Bệnh gây ra bởi nấm Aspergillus flavus. </p><p> Bệnh thường xuất hiện khi vịt sống trong chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp do trứng hoặc máy ấp không bảo đảm vệ sinh, qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm. </p><p><strong>-Triệu chứng:</strong></p><p>+Đối với vịt con, bệnh thường biểu hiện ở thể quá cấp tính và cấp tính với những triệu chứng: kém ăn, thở khó và nhanh, khi thở vịt vươn cổ dài, mũi chảy nước. Thân nhiệt tăng, con vật bơ phờ, ỉa phân rất hôi thối, vịt suy nhược nhanh và có trường hợp vịt có triệu chứng co giật. </p><p>+Một số con bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt. Vịt lớn thường biểu hiện bệnh ở thể mãn tính, cơ thể suy yếu dần với triệu chứng: Thở khó, thở nhanh, vịt biếng ăn, khát nước dữ dội, thân nhiệt tăng, tiêu chảy. Vịt ủ rũ, gom thành nhóm và nằm chồng lên nhau.</p><p> <strong>-Bệnh tích:</strong></p><p>Bệnh tích chủ yếu trên phổi: phổi viêm, gan hóa, phần không viêm phồng lên đầy khí. Hạch phổi viêm to, vàng xám, mềm, cắt ngang có màu trắng. Một số trường hợp hạch bao bọc bởi màng nhầy trắng, bên trong vôi hóa. Các túi khí vùng bụng, ngực có nhiều khối u hình dĩa bằng nút áo. Xoang bụng, xoang ngực, có dịch màu đỏ đục. Dạ dày, ruột xung huyết đỏ, có khi bị chảy máu.</p><p><strong>-Phòng bệnh:</strong></p><p> Không sử dụng thức ăn hư, cũ, nhiễm nấm mốc. Cho vịt ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chất độn chuồng phải định kỳ thay đổi. </p><p>Nên sát trùng máy ấp, kho đựng trứng, trại nuôi định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng sau: Vimekon: 100g/20lít nước, phun xịt khắp chuồng và vật nuôi. Vime – Iodine: 15ml/4lít nước (đối với sát trùng chuồng, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ) và 10ml/10lít nước (sát trùng trứng). Vime – Protex: sát trùng chuồng trại là tốt nhất với liều 10ml/20lít nước.</p><p> <strong>Trị bệnh:</strong></p><p>+Cách ly con bệnh với con khỏe, đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho vịt (Calphovit: 1kg trộn với 400 kg thức ăn). </p><p>+Dùng loại thuốc sau điều trị cho vịt mắc bệnh: Vimetatin - 56: 1g/kg thức ăn trộn thường xuyên để phòng bệnh. Khi vịt bệnh trộn 2g/kg thức ăn. Kết hợp pha Vime – Iodine vào nước sạch cho vịt uống với liều 10ml/20lít nước, dung dịch pha xong cho vịt uống trong vòng 24 giờ.</p><strong>7. Phòng trị bệnh hen phế quản cho vịt</strong><p><strong>-Cách phòng và trị bệnh hen cho vịt: </strong></p><p>+Phòng bệnh, thường xuyên dọn sạch chuồng trại cho vịt; định kỳ 20-30 ngày/lần phun thuốc khử trùng chuồng trại bằng các loại thuốc khử trùng mới có iôt. </p><p>+Cho vịt ăn đủ khẩu phần bằng các loại cám tốt đầy đủ dinh dưỡng, che chắn chống gió lùa, chăn thả muộn trong những ngày giá rét, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm khô vào mùa đông để giúp cơ thể vịt tăng khả năng chống bệnh.</p><p><strong> -Cách trị bệnh hen cho vịt:</strong></p><p> + Lá chanh 100g giã nhỏ hoà 200ml nước chắt lấy nước; phèn chua 20g rang khô tán nhỏ; băng phiến 5 viên tán nhỏ, hoà lẫn ba thứ trên với nhau cho vịt uống với liều 1-2ml/con/lần/ngày. Cho uống 2-3lần là khỏi.</p><h3>8. Bệnh phó thương hàn</h3><p><strong>-Triệu trứng:</strong></p><p>+Vịt con 3-15 ngày tuổi thường bị bệnh nhiều ở thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.</p><p>Vịt ốm bị tiêu chảy, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, đi lại ít, chúng tách khỏi đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy hai chân, co giật, kéo dài 3-4 ngày thì chết đến trên 70%.</p><p> <strong>-Phòng chữa bệnh:</strong></p><p>+ Làm tốt công tác vệ sinh, nhất là ở đẻ.</p><p>+ Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100g/tấn thức ăn, sau 2 tuần tuổi 50g/tấn, liều chữa 150g/tấn, chữa cho từng con thì 50mg/con.</p><strong>9. Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI</strong><p><strong>Triệu trứng:</strong> vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu trứng lông xù, rụt cổ , mắt lim dim như buồn ngủ và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Nhiều con ốm bị thần kinh co giật, nghoẹo cổ. Vịt đẻ giảm, vỏ trứng có máu, chết rải rác.</p><p><strong>-Phòng chữa bệnh:</strong></p><p>+Vệ sinh, đề phòng tốt các bệnh cấu trùng, kí sinh trùng, viêm đường hô hấp mãn tính.</p><p>+Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: neotesol 100mg- 200mg/ kg thể trọng, Tetracyclin 50- 60mg/ kg thể trọng...</p><p>+Tiêm phòng vacxin Neotyphomix liều lượng 1cc/ 3 con</p><strong>10. Bệnh tụ huyết trùng</strong><p><strong>Triệu trứng:</strong> </p><p>+Vịt bị sưng khớp nhất là khớp đầu gối, nước lùng bùng, nóng kéo dài 2- 3 tuần lễ. Trong ổ khớp viêm có fibrin, mủ bã đậu. Ổ khớp viêm dễ bị tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què.</p><p>+Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, mỏi mệt, gầy giảm đẻ rồi ngưng đẻ. </p><p> <strong>-Phòng bệnh</strong></p><p>+Vệ sinh chuồng trại, tránh gây vết thương cho vịt</p><p>+Cách li gia cầm ốm.</p><p>+Chăm sóc nuôi dưõng tốt đàn vịt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng</p><p>+Tiêm kháng sinh thẳng vào khớp, Streptomycin 100- 150mg/ kg thể trọng, hoặc Penicilline 100.000UI/ kg thể trọng.</p><strong>11. Bệnh bướu cổ</strong><p>-<strong>Triệu trứng:</strong> vịt bệnh ở yết hầu nổi bướu to dần nhanh làm cho vịt không ăn uống được, rồi ngạt thở chết, nhiều con có bướu ở mí mắt, mép mỏ, vai, bàn chân, đùi. Vịt con gầy còm, mổ các bướu ra tháy co giun chỉ cuộn khúc như búi chỉ</p><p><strong>-Phòng chữa bênh:</strong></p><p>+Chăm sóc tôt đàn vịt , không chăn vịt nơi nước ao tù, nước đọng nhất là mùa nắng cạn.</p><p>+Tách riêng vịt bị bệnh, mổ bướu lấy giun chỉ ra, sát trùng bằng glixerin, khâu lại chăm sóc tốt 7- 10 ngày sẽ khỏi</p><p>+Dùng thuốc Diphevit tiêm thẳng vào bướu 20mg/ con vịt nặng 100 g, 40mg cho vịt 300- 400g thể trọng.</p><strong>12. Bệnh ngộ độc AFLATOXIN</strong><p><strong>Triệu trứng:</strong> </p><p> +Chậm lớn, đẻ giảm, bị co giật, da tái, tiêu chảy phân loãng có màu xanh. </p><p> +Vịt đi khập khiễng, sốt huyết dưới da và bàn chân. Nhiễm độc nặng có thể chết hàng loạt</p><p> <strong>-Phòng chữa bệnh:</strong></p><p>Không cho vịt ăn thức ăn nấm mốc.</p><p> Dùng Quixalus liều chữa 1g/1kg thức ăn trong 5- 7 ngày, trộn glucozo, vitamin C vào nước uống cho vịt giải độc. </p><p> </p>

Có thể bạn quan tâm

Vịt Kỳ Lừa Vịt Kỳ Lừa

Là giống vịt nhà, có nguồn gốc tại huyện Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Đây là giống vật nuôi quý ở Việt Nam và đang nằm trong diện bảo tồn nguồn gen quý.

17/07/2018
Vịt Cổ Lũng Vịt Cổ Lũng

Vịt Cổ Lũng là giống quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời, được các thế hệ người Bá Thước, Thanh Hóa gìn giữ, phát triển.

17/07/2018
Hỏi đáp: Bệnh trên ngỗng? Hỏi đáp: Bệnh trên ngỗng?

Ngỗng có thời kỳ ngưng đẻ từ tháng 4 đến tháng 8. Ðể nâng cao tỷ lệ trứng ngỗng có phôi thì làm như sau:

23/07/2018
Bệnh nấm phổi trên vịt Bệnh nấm phổi trên vịt

Nguyên nhân, cách phòng trị bệnh nấm phổi trên đàn vịt... Bệnh chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

26/07/2018
Phòng bệnh viêm gan ở vịt Phòng bệnh viêm gan ở vịt

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, bệnh lây lan nhanh, có thể gây chết tới 100%.Hiện bệnh đã xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn cho người nuôi

26/07/2018