Cách Chăn Nuôi Lợn Hiệu Quả
Mấy năm gần đây mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Đức Thuận, thôn Ao Vệ, xã Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) cho lợi nhuận khá cao và ổn định. Cách làm của anh là mua lợn sữa, bán lợn con.
Anh Thuận cho biết, trước đó anh cung cấp lợn con cho bà con trong xã, trong huyện theo hình thức “buôn chuồng đổ chuồng”, tức là mua lợn con từ nhà này bán luôn cho nhà kia.
Nhưng qua một thời gian, nhận thấy kiểu buôn bán này có nhiều rủi ro như lợn con chưa được tiêm đủ các loại vắc xin nên dễ mắc bệnh chết, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục đàn của người mua và uy tín của chính mình. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ thú y xã và qua sách báo, truyền thông, anh quyết định làm theo mô hình mới.
Anh đến các trang trại lợn lớn tại Phú Thọ, Thái Nguyên mua lợn sữa từ 5 kg đến 13 kg, sau đó về nuôi vỗ từ 7 đến 10 ngày. Trong 10 ngày này, anh tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn, sau đó mới xuất bán cho các trang trại lớn ở Lâm Bình, Nà Hang, Chiêm Hóa...
Theo anh Thuận, 3-4 năm nay chăn nuôi lợn theo cách này, gia đình anh giữ được chữ tín với những người chăn nuôi. Cách làm này cũng không khiến gia đình anh phải lao đao với giá lợn hơi lúc lên lúc xuống, vì giá lợn con tương đối ổn định và thường cao hơn.
Bên cạnh cách nuôi lợn sữa, bán lợn con, gia đình anh Thuận còn tập trung nuôi lợn thịt nhưng chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 để xuất bán trong dịp Tết. Riêng trong năm 2013, gia đình anh xuất bán hơn 15 tấn lợn thịt và lợn con, tổng thu nhập đạt gần 500 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.
Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.
Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.
Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.