Hà Tĩnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Sản xuất giống phong lan bằng công nghệ nuôi cấy tế bào
Bà Trần Thị Thúy Anh, Trưởng phòng Kỹ thuật thị trường (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh) cho biết:
Trung tâm đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất số lượng lớn các loại giống cây trồng sạch bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường như cam, bưởi, chuối, phong lan, hoa đồng tiền, hoa cúc, keo lai, bạch đàn, gió trầm…
Theo bà Thúy Anh, trung bình mỗi năm trung tâm sản xuất được 10.000 cây giống bằng công nghệ nuôi cấy tế bào mô, đủ cung cấp cho thị trường cây giống trên địa bàn toàn tỉnh.
Trung tâm đã chuyển giao công nghệ này cho một số tỉnh như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Cao Bằng, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nghệ An và Viện khoa học Lào.
Từ năm 2009, vẫn theo bà Thúy Anh, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trung tâm đã “bắt tay” vào nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Hatimic xử lý chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chế phẩm Hatimic xử lý được mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường; giúp tận dụng được phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm phân bón, tiết kiệm được khoảng 20% chi phí so với mua phân hóa học và giúp đất tơi xốp hơn.
Từ năm 2014, trung tâm đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Vi sinh và Môi trường sản xuất 9 tấn chế phẩm Hatimic.
Trong năm 2015 trung tâm đã sản xuất được 10 tấn và hiện đang đầu tư thiết bị máy móc đồng bộ để sản xuất số lượng lớn, khoảng 30 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo bà Trần Thúy Anh, trung tâm cũng đang phối hợp với Viện Công nghệ sinh học nghiên cứu, thử nghiệm và bước đầu đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất chế phẩm men tiêu hóa cho chăn nuôi và xử lý môi trường đáy ao nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

Hiện nay, bà con nông dân xuống giống vụ lúa hè thu được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, mùa vụ sản xuất năm nay nông dân không chỉ gặp bất lợi về thời tiết mà còn chịu áp lực của giá lúa thương phẩm rẻ, chưa bán được để đầu tư cho sản xuất mà giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao.

Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết