Các Nước Bắc Thái Binh Dương Đồng Ý Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.
Một cuộc họp tiểu ban kéo dài 4 ngày của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) được tổ chức tại Fukuoka, phía tây nam Nhật Bản, nơi mà đề nghị của Tokyo về việc giảm sản lượng đánh bắt trung bình từ 2002-2004 đã được thống nhất.
Các nước tham gia, bao gồm cả Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan và Nhật Bản - những nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đang hy vọng động thái này sẽ giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ cao.
Các nhóm ở vùng lãnh thổ phía bắc thuộc quyền quản lý của WCPFC sẽ trình bày kế hoạch này tại hội nghị hàng năm của tổ chức vào tháng 12, cùng với một kế hoạch phục hồi trong 10 năm đối với cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu vào năm 2015.
Tokyo đã miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học đã cho thấy trữ lượng cá đang ở mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản đối với việc bảo tồn một cách triệt để hơn ra sau khi thẩm định ở quy mô quốc tế một cách độc lập được thực hiện hồi năm ngoái, cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, được những người yêu thích sushi đánh giá cao, đã giảm 96% so với mức ban đầu.
Hầu hết các hoạt động khai thác đều bị lẫn cá con, đẩy các loài tiến gần tới sự tuyệt chủng.
Kế hoạch đã được thông qua cho thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - có trọng lượng dưới 30 kg - đang sụt giảm nên Nhật Bản có thể cắt giảm khai thác khoảng 4.000 tấn một năm.
Theo kế hoạch, trữ lượng cá ngừ vây xanh của đại dương sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ đạt 43.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).