Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 06/11/2014

Ngày 5/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị “Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL”.

* Mục tiêu nâng cao đời sống nông dân; không phải nhất, nhì thế giới

Đây là hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ MDEC Sóc Trăng 2014, thu hút 700 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự.

Bắt nhịp tái cơ cấu

ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển, địa bàn nông thôn rộng lớn và cũng là khu vực được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng.

Trước những thách thức và yêu cầu phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập, tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) và xây dựng NTM đặt ra, nhiều ý kiến của các địa phương cho rằng cần rà soát lại quy hoạch ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt là cần phải có cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp cho vùng ĐBSCL. Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM cần được nhìn nhận, đánh giá và thống nhất để hành động.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh trong vùng sớm bắt tay TCCNN. Với hơn 500.000 ha sản xuất lúa đạt hơn 3,2 triệu tấn/năm cùng với sản lượng cá tra 400.000 tấn/năm, nhưng Đồng Tháp cho rằng thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nông nghiệp của tỉnh.

Do đó sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án TCCNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chương trình hành động của Bộ NN-PTNT, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Theo đó định hướng phát triển 5 ngành hàng chủ lực và phân bố lại lao động nông thôn như ngành hàng lúa gạo, ngành hàng cá tra, ngành hàng vịt, ngành hàng xoài, ngành hàng hoa cây kiểng. Mục tiêu xây dựng chuỗi ngành hàng tập trung nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bước đầu tỉnh Đồng Tháp đã hướng nông dân trồng xoài chuyên canh và hiện tiếp cận thị trường, xuất sang Hàn Quốc 20 tấn/tháng. Ngành hàng hoa kiểng đang thực hiện chương trình hợp tác với Hà Lan xây dựng công viên hoa kiểng…

Bên cạnh đó mô hình trồng ngô lai trên đất lúa tại huyện Thanh Bình vừa qua đạt kết quả khả quan với năng suất 10-12 tấn/ha. Đồng Tháp cũng đang yểm trợ mạnh cơ giới hóa cho nông dân theo các mô hình sản xuất chuyển đổi, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; thực hiện cánh đồng lớn; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn nhằm tăng thu nhập cho nông dân.

Trong khi đó tỉnh Sóc Trăng có lúa gạo, vườn cây ăn trái và thế mạnh là nuôi tôm nước lợ vùng ven biển. Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng cho biết, Sóc Trăng có thể phát triển vùng nuôi thủy sản đa dạng ngọt-mặn-lợ trên 70.000 ha.

+ Đại diện Bộ Xây dựng cho biết: Hiện nay công tác quy hoạch nông thôn ĐBSCL cơ bản đã hoàn thành trên 96% và đã được phê duyệt, bước đầu giúp các địa phương có đồ án xây dựng NTM, đáp ứng mục tiêu trong giai đoạn đến 2020. Tuy nhiên nếu gắn với TCCNN, liên kết vùng, vẫn chưa hiện rõ tính đồng bộ trong phát triển cơ sở hạ tầng nhằm sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

+ GS.TS Võ Tòng Xuân, quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ: Nông nghiệp 40 năm qua có nhiều tiến bộ, nhưng hiện vẫn còn SX tự phát, lạc hậu. Đến nay chúng ta thấy trồng lúa liên tục 3 vụ/năm, 7 vụ 2 năm, tài nguyên đất bị thoái hóa. Tái cơ cấu phải tùy thuộc vào thị trường, xem thị trường trong nước đang cần gì, quốc tế đang cần gì, và mỗi sản phẩm nông nghiệp được SX, chế biến phải có hàm lượng chất xám cao trong đó...

Qua 20 năm tỉnh xác định đây là ngành hàng mũi nhọn. Năm 1992 chỉ có 16.000 ha đến nay có 45.000 ha nuôi tôm nước lợ chuyên canh ở 4 vùng SX lớn Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên. Trước 2010 chỉ có tôm sú, nay có thêm tôm thẻ đang phát triển mạnh.

Sóc Trăng hiện có vùng nuôi tôm thâm canh 30.000 ha, lớn nhất cả nước. Năm 2014 có khả năng đạt sản lượng 80.000 tấn, đạt giá trị xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm. Nghĩa là tỉnh đã phát huy được thế mạnh.

Tuy vậy gần đây nhiều mặt trở ngại bộc lộ như: thiếu nguồn cung tôm giống chất lượng sạch bệnh, thức ăn thủy sản, cơ sở hạ tầng, điện, thủy lợi, giao thông chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch. Tình trạng nông hộ nhỏ lẻ, vốn đầu tư khó khăn, vùng nuôi có nguy cơ ô nhiễm.

Nâng cao thu nhập nông dân

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Bộ NN-PTNT luôn xác định mục tiêu chính TCCNN, xây dựng NTM là nâng cao thu nhập, cải thiện nhanh hơn, bền vững hơn cho nông dân. Ngày nay nông nghiệp nước ta đã đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ và dồi dào lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

Do vậy nông nghiệp có thể chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa với khả năng cạnh tranh cao, hiệu quả cao và bền vững. Mục tiêu chính của TCCNN không phải là số lượng lúa gạo, tôm, hay trái cây đạt nhất, nhì thế giới mà chính là nâng cao thu nhập và cuộc sống của người dân.

Về chủ thể quá trình TCCNN và xây dựng NTM chính là những người nông dân. Tuy nhiên, các DN, các tổ chức khác cũng có vai trò quan trọng.

Trong ứng phó với BĐKH cần có sự tham gia chủ động của mọi người dân.

Các dự án xây dựng đê biển, trồng rừng, xây dựng các công trình thủy lợi chỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định. Mặt khác, để thực hiện thành công TCCNN, xây dựng NTM và thích ứng với BĐKH, Bộ NN-PTNT, ngành NN-PTNT có trách nhiệm lớn nhưng cũng cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp.

Về các giải pháp, Bộ trưởng cho rằng không phải chỉ làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm lúa trồng ngô hay thay cây này, con kia mà phải điều chỉnh những hợp phần có tính chất cơ cấu, thuộc về cấu trúc lâu dài của nền nông nghiệp.

Để thực hiện thành công TCCNN, xây dựng NTM ứng phó với BĐKH cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng đầu tiên phải có sự thống nhất trong nhận thức và cách tiếp cận từ cách nghĩ, cách làm, nỗ lực tăng sản lượng để hy vọng có nhiều lúa, nhiều tôm hơn, giúp cho nông dân tăng thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Thử Nuôi Dế Nhũi Thử Nuôi Dế Nhũi

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.

29/05/2013
Vừa Xuống Giống Vừa Phập Phồng Vừa Xuống Giống Vừa Phập Phồng

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

30/05/2013
Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

14/12/2012
Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa) Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

19/12/2012
Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

03/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.